Thế giới

Xạ thủ trực thăng- công việc không dành cho những người sợ độ cao

Xạ thủ trực thăng (door gunner) là một thành viên của phi hành đoàn, thường sử dụng hỏa lực súng máy gắn ở cửa máy bay để sát thương sinh lực đối phương, yểm trợ tấn công,...

Xạ thủ trực thăng (door gunner) là một thành viên của phi hành đoàn, thường sử dụng hỏa lực súng máy gắn ở cửa máy bay để sát thương sinh lực đối phương, yểm trợ tấn công,...

Chứng sợ độ cao (Acrophobia) là một loại bệnh khá thường gặp. Những người mắc chứng bệnh này thường có cảm giác sợ, muốn té, thấy không an toàn khi đứng ở những nơi cao hay sợ khi phải đi máy bay.

Thậm chí có người sợ đến nỗi cả đời không dám đi máy bay mặc dù phải di chuyển nhiều do nhu cầu công việc. Có khoảng 5% dân số thế giới bị mắc Acrophobia, tuy nhiên trong số đó chắc chắn là không có các xạ thủ trực thăng tấn công hạng nhẹ của Thủy quân lục chiến Mỹ.

Khái niệm xạ thủ trực thăng (door gunner) được bắt nguồn từ chiến tranh Việt Nam khi lần đầu tiên máy bay trực thăng được sử dụng trong chiến đấu với số lượng lớn. Những người này đều phải được đào tạo đặc biệt để vừa đảm nhiệm việc bảo trì sửa chữa máy bay, vừa điều khiển hỏa lực từ cửa những chiếc trực thăng CH-21, UH-34, và UH-1.

Xạ thủ trực thăng (door gunner) là một thành viên của phi hành đoàn, thường sử dụng hỏa lực súng máy gắn ở cửa máy bay để sát thương sinh lực đối phương, yểm trợ tấn công,...

Trên thực tế, vai trò ấy cũng sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng nhiệm vụ cụ thể. Ở một số máy bay, xạ thủ sẽ được trang bị súng Gatling hoàn toàn tự động trong khi trên nhiều máy bay quân sự cỡ lớn thì các xạ thủ ngồi trong tháp pháo và hỏa lực của họ là những khẩu pháo hạng nặng.

Xạ thủ trực thăng- công việc không dành cho những người sợ độ cao - Ảnh 1.
 

Thông thường, trên mỗi chiếc trực thăng 2 cửa như UH-1 và UH-34 có tới hai tay súng ở 2 bên. Sau này, khi cuộc chiến leo thang, vị trí của tay súng "gác cửa" đôi khi được giao cho lính bộ binh hoặc thủy quân lục chiến tình nguyện tham gia mà không đòi hỏi khắt khe phải qua đào tạo về hàng không.

Vũ khí của xạ thủ trực thăng

Trong phần lớn cuộc chiến tranh ở Việt Nam, vũ khí chính của xạ thủ trực thăng là súng máy hạng trung (MG), ban đầu là MG M1919A4 .30. Không lâu sau, M60 7,62mm MG đã trở thành trang bị chiến đấu tiêu chuẩn cho máy bay trực thăng.

Xạ thủ trực thăng- công việc không dành cho những người sợ độ cao - Ảnh 2.

Một lính Mỹ dùng súng bộ binh cá nhân bắn xuống từ trực thăng

Tuy nhiên, không phải tất cả các trực thăng lúc bấy giờ đều được trang bị một khẩu MG chuyên dụng để làm hỏa lực gắn cửa, điển hình là những đơn vị trực thăng CH-21 đầu tiên của quân đội Mỹ. Khi mới có mặt tại chiến trường Việt Nam năm 1962, lính Mỹ phải sử dụng súng trường cá nhân như M1 Carbine, M14 hoặc M16 làm hỏa lực từ trên không bắn xuống.

Xạ thủ trực thăng- công việc không dành cho những người sợ độ cao - Ảnh 3.

Súng máy được móc vào sợi dây để tăng độ linh hoạt

Ban đầu, súng máy của xạ thủ được gắn trên các đế xoay (dạng như chân máy ảnh) để giữ thăng bằng cho vũ khí. Về sau họ sử dụng dây chun (bungee) để giữ súng vì phương pháp này giúp tăng tính cơ động và cho phép xạ thủ có góc bắn rộng hơn. Tuy vậy vẫn có một số tay súng dùng tay không ôm vũ khí để có được khả năng cơ động tối đa.

Xạ thủ trực thăng- công việc không dành cho những người sợ độ cao - Ảnh 4.

Vì lý do an toàn, các tay súng giữ cửa thường chỉ ở bên trong máy bay, thắt dây đai an toàn như trên xe hơi.

Nếu muốn tự do di chuyển thì bắt buộc phải sử dụng bộ đai an toàn (monkey harness) để thân người luôn được neo vào sàn máy bay hoặc thành cabin. Việc đeo bộ đai khỉ cho phép xạ thủ có được khả năng cơ động tuyệt vời, thậm chí là vươn người ra càng máy bay để có được góc bắn tốt hơn.

Song, vị trí sát cửa của xạ thủ trực thăng rõ ràng không phải là chỗ ngồi tốt vì nó quá lộ liễu.

Xạ thủ trực thăng- công việc không dành cho những người sợ độ cao - Ảnh 5.

Người lính này vô cùng kinh hoảng khi tay súng giữ cửa đã hi sinh ngay bên cạnh

Ngày nay, các trực thăng như UH-60 có hai khẩu súng máy bắn ra từ hai cửa sổ nằm phía sau phi công. Các máy bay CH-46, CH-47 và CH-53 có bố trí một khẩu súng ở cửa phía đuôi. Riêng mẫu UH-1 (còn đang được sử dụng bởi Thủy quân lục chiến Mỹ như UH-1Y) thì vẫn áp dụng mô hình bắn ra từ cửa cabin mở như hồi chiến tranh Việt Nam.

Yểm trợ hỏa lực từ trên không - công việc không dành cho người sợ độ cao

Trong đoạn video dưới đây, chiếc trực thăng UH-1Y "Huey" thực hiện yểm trợ cho các binh sỹ thủy quân lục chiến từ trên không, nhả đạn súng máy GAU-21 và M134 từ độ cao tối thiểu vào các mục tiêu huấn luyện trên sa mạc ở California.

Phi đội UH-1Y trong cuộc tập trận tại Philippines

Súng máy cỡ nòng 12,7 mm GAU-21 là phiên bản sửa đổi của khẩu súng máy nổi tiếng M2 vốn đã có tuổi đời ngót nghét gần trăm năm. M2 được phát triển trong những năm 1918-1923 và đã kinh qua rất nhiều trận đánh lớn nhỏ: từ Thế chiến II cho tới những cuộc xung đột vũ trang sau này.

Súng được công nhận là tốt nhất trong số những vũ khí cùng loại và vẫn còn được sử dụng cho tới tận ngày nay. Ở phiên bản sửa đổi, súng cho tốc độ bắn lên tới 1200 phát/phút.

Xạ thủ trực thăng- công việc không dành cho những người sợ độ cao - Ảnh 8.
 

Vào đầu những năm 60 của thế kỷ trước, súng máy 6 nòng M134 "mini-gun" dùng đạn 7,62 mm đã được chế tạo để chuyên dùng cho máy bay trực thăng. Sức mạnh của nó gần như không hạn chế: tốc độ bắn đạt từ 3.000 đến 6.000 phát mỗi phút tùy thuộc vào công suất của động cơ điện.

Theo PnM (Soha.vn)