Thế giới

Việt Nam tự sản xuất vũ khí ngụy trang

Hội đồng nghiệm thu của Quân chủng PK-KQ vừa tổ chức nghiệm thu vũ khí ngụy trang Mô hình Su-30 dạng bơm hơi do Nhà máy Z176 sản xuất.

Hội đồng nghiệm thu của Quân chủng PK-KQ vừa tổ chức nghiệm thu vũ khí ngụy trang Mô hình Su-30 dạng bơm hơi do Nhà máy Z176 sản xuất.

Viet Nam tu san xuat vu khi nguy trang

Mô hình tiêm kích Su-30.

Sau khi đánh giá, Hội đồng nghiệm thu đã đề nghị Bộ Quốc phòng cho sản xuất và đưa vào trang bị; đồng thời đề nghị Nhà máy Z176 tiếp tục nghiên cứu phát triển các sản phẩm mô hình bơm hơi khác như: Máy bay Su-22, hệ thống tên lửa C125-2TM, hệ thống radar cảnh giới…

Theo những thông tin được công khai, cùng với Việt Nam, Quân đội Nga cũng được trang bị các mẫu vũ khí trang bị bơm hơi để ngụy trang, tạo giả có thể đánh lạc hướng đối phương và dẫn dụ vũ khí tấn công của khỏi các đơn vị chiến đấu thật.

Các mô hình tạo giả hệ thống tên lửa S-300, xe tăng Т-72 và Т-80, tiêm kích Su-27 và MiG-31 có chức năng đặc biệt, Trưởng Phòng thí nghiệm của Liên hiệp khoa học-sản xuất (NPP) Rusbal ở thành phố Khotkovo Yuri Stepanov cho biết.

"Các phương tiện trinh sát và vũ khí hiện đại không cho phương tiện kỹ thuật thật cơ hội sống còn. Nhờ các mô hình bơm hơi, chúng tôi có thể nâng cao khả năng sống còn cho các hệ thống vũ khí trang bị thật. Đối phương sẽ tiêu diệt các mục tiêu giả, và như vậy là tiêu hao thời gian quý báu để tìm các mục tiêu thật", - ông Stepanov nói.

Trọng lượng trung bình của một đơn vị binh khí kỹ thuật bằng cao su là 30 kg. Mô hình được làm bằng vải không ngấm nước và chiếm ít thể tích khi gấp lại. Các xe tăng và máy bay tiêm kích bơm hơi đạt kích thước của xe tăng, máy bay thật trong vòng 5 phút, trong khi đó ta không thể phân biệt chúng với các phương tiện kỹ thuật thật ở cự ly 100 m, nhà sản xuất khẳng định.

Các mô hình bơm đầy hơi tạo giả dấu hiệu nhiệt và radar của các binh khí kỹ thuật thật. “Từ trên không, đối phương sẽ không phát hiện ra đồ rởm, bởi vì trong các mô hình cũng có bộ tạo giả nhiệt động cơ, còn nhờ lớp phủ đặc biệt trên vải, các xe tăng giả cũng phản xạ sóng radar của đối phương”, - ông Stepanov giải thích.

Việc thay đổi trạng thái của mô hình từ trạng thái hành quân sang chiến đấu cũng cho phép tạo giả thay cho mục tiêu thật. Ví dụ, một xe tăng quay tháp, mở cửa nắp. Các mô hình bơm hơi dần thay thế cho các sản phẩm bằng gỗ dán. Theo ông Stepanov, NPP Rusbal đã mấy năm sản xuất hệ thống tên lửa S-300 bơm hơi theo đơn đặt hàng của Bộ Quốc phòng Nga. Ngoài ra, Quân đội Nga còn “đưa vào trang bị” cả máy bay mô hinh Su-27 và MiG-31.

Được biết, trong chiến tranh Việt Nam bộ đội tên lửa Việt Nam từng dùng các mô hình tên lửa S-75 bằng cót ép để đánh lừa hoạt động trinh sát của Không quân Mỹ. Chiến thuật này đã phát huy hiệu quả trong nỗ lực chống chiến tranh phá hoại của Mỹ.

Việc sử dụng các mô hình bơm hơi cũng giúp lực lượng dưới mặt đất "phô trương thanh thế". Những tấm ảnh thu được từ hoạt động trinh sát đường không sẽ khiến đối phương phát hoảng vì sự gia tăng chóng mặt của số lượng vũ khí dưới đất.

Một lợi ích nữa của việc sử dụng mô hình bơm hơi là khiến đối phương lãng phí bom, đạn tấn khi họ tấn công các mục tiêu giả. Có thể nói sử dụng mô hình vũ khí bơm hơi lừa đối phương là một biện pháp phòng thủ chủ động rất hiệu quả ngay cả trong chiến tranh hiện đại.

Theo Tuấn Vũ (Đất Việt)