Thế giới

Việt Nam từ chối tiêm kích Su-30K, có quốc gia "tá hỏa" khi nghe tên khách hàng mới

Việc quốc gia này quyết định mua 12 chiếc Su-30K đã khiến truyền thông Nam Phi hốt hoảng, họ cho rằng những máy bay "tiên tiến" này có thể tạo ra mối đe dọa lớn đối với Nam Phi.

Việc quốc gia này quyết định mua 12 chiếc Su-30K đã khiến truyền thông Nam Phi hốt hoảng, họ cho rằng những máy bay "tiên tiến" này có thể tạo ra mối đe dọa lớn đối với Nam Phi.

Việt Nam từ chối tiêm kích Su-30K, có quốc gia

Hai chiếc đầu tiên trong tổng số 12 chiếc Sukhoi Su-30K mà Angola đặt mua gần 4 năm nay với giá 1 tỷ USD đã được bàn giao cho nước này.

Như vậy, Angola đã chính thức bước chân vào nhóm các nước sở hữu Su-30 trong khu vực châu Phi, cùng với Uganda và Algeria. Số phận của những chiếc máy bay này đã được đồn đoán rất nhiều trước khi chúng đặt chân tới Angola.

Angola ký mua 12/18 máy bay chiến đấu Su-30K vào năm 2013. Đây là 18 máy bay đã phục vụ trong Không quân Ấn Độ từ năm 1998-2005, trước khi được New Delhi trả lại Nga để đổi lấy các máy bay chiến đấu Su-30MKI hiện đại hơn.

Số máy bay Su-30K này đã được chuyển tới Belarus để tân trang và nâng cấp hệ thống dẫn đường, radar trong thời gian tìm kiếm khách hàng mới.

Trước đó, có nguồn tin cho biết, Belarus, Sudan và cả Việt Nam cũng đã ngỏ ý muốn mua lại, thậm chí còn gửi cả các phái đoàn quân sự sang kiểm tra.

Tuy nhiên, cuối tháng 8/2013, hãng tin Interfax-AVN trích dẫn một nguồn tin ngoại giao quân sự cho hay, Việt Nam đã từ chối mua lại Su-30K, mà thay vào đó là đặt mua thêm 12 chiến đấu cơ đa năng Su-30MK2 từ Nga.

Nam Phi từng "tá hỏa" khi nghe tin Angola mua Su-30K...

Theo trang mạng War is Boring, Su-30K - phiên bản xuất khẩu thương mại của Su-30 Flanker-C - là máy bay cơ động cao, có thể đáp ứng vai trò tương tự như F-15E Strike Eagle của Mỹ. Nó vừa có khả năng tấn công mặt đất, vừa có thể chiếm ưu thế trên không.

Tầm hoạt động của Su-30K lên tới gần 3.000km và có thể đạt tốc độ tối đa Mach 2. Nó có thể mang tối đa 9 tấn bom, rocket và tên lửa gắn trên 12 giá treo.

Trước khi có thông tin Sri Lanka đàm phán mua 6 chiếc Su-30K còn lại, một bài viết trên trang mạng Defenceweb.co.za hồi tháng 7 năm nay cho biết Không quân Angola đang cân nhắc khả năng mua thêm 6 chiếc này.

Việt Nam từ chối tiêm kích Su-30K, có quốc gia tá hỏa khi nghe tên khách hàng mới - Ảnh 1.

Máy bay Su-27UB Flankers-C của Angola. Nguồn: Eastern Order of Battle

Angola từ lâu đã được xem là một trong những lực lượng không quân lớn nhất tại châu Phi, xuất phát từ cuộc nội chiến Angola trong giai đoạn 1975-2002.

Trong những năm 1970 và 1980, các nguồn lực hỗ trợ khổng lồ từ bên ngoài đổ dồn vào Angola trong bối cảnh diễn ra cuộc xung đột ủy thác thời Chiến tranh Lạnh. Cuộc chiến này chỉ bắt đầu dịu dần sau Nghị định thư Lusaka năm 1994.

Phong trào Nhân dân Giải phóng Angola (MPLA), do Liên Xô hậu thuẫn, đã nhận được nhiều loại vũ khí, máy bay, hỗ trợ đào tạo từ khối Liên Xô và Cuba.

Trong khi đó, Zaire (sau này là Congo) và Nam Phi cũng can thiệp vào cuộc chiến nhưng đứng về phía Mặt trận Giải phóng Quốc gia Angola (FNLA) và Liên minh Quốc gia vì sự độc lập toàn vẹn của Angola (UNITA). Phía này cũng nhận được sự hỗ trợ từ Mỹ.

Việc Nam Phi can thiệp và sử dụng rất mạnh lực lượng không quân - oanh tạc các căn cứ và đoàn xe hộ tống - đã tạo ra một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với MPLA.

Tuy nhiên, sự hỗ trợ lớn mà MPLA nhận được, cùng với kinh nghiệm chiến đấu dày dặn của họ, đã khiến các phi công Angola - dưới sự hướng dẫn của giáo viên Romania - trở thành những phi công xuất sắc nhất ở châu Phi.

Năm 2016, lực lượng không quân Angola có 83 máy bay đủ khả năng chiến đấu, trong đó 6 chiếc Su-27 Flanker, 26 chiếc MiG-23 Flogger với 2 biến thể, 20 chiếc MiG-21 Fishbed, 13 chiếc Su-22 Fitter và 1 chiếc Su-24 Fencer có khả năng tác chiến không-đối-không.

Chỉ có 10 chiếc Su-25 Frogfoot là máy bay tấn công mặt đất chuyên dụng của Angola, dù 42 chiếc trong số các máy bay trên của họ có thể đảm nhiệm 2 vai trò. Ngoài ra, nước này còn có một phi đoàn 44 trực thăng tấn công Hind.

Do lực lượng vốn đã rất ấn tượng nên việc Angola quyết định mua thêm 12 máy bay Su-30K đã khiến truyền thông Nam Phi hốt hoảng, họ cho rằng những chiếc máy bay "tiên tiến" này có thể tạo ra mối đe dọa lớn đối với Nam Phi.

... nhưng Su-30K dường như chỉ để "phô trương thanh thế"

Cũng theo War is Boring, mặc dù các số liệu cho thấy quân đội Angola là một lực lượng đáng gờm nhưng thực tế không hẳn là như vậy.

"Theo các tài liệu ghi nhận, lục quân và không quân đã hình thành một lực lượng đáng kể cho Angola nhưng mức độ sẵn sàng của các trang thiết bị và khả năng phục vụ của chúng vẫn đặt ra nhiều câu hỏi" - một viện nghiên cứu tại London đã lưu ý trong tài liệu Military Balance năm 2016.

Bên cạnh đó, kết quả của cuộc chiến không-đối-không không chỉ dựa vào tính năng kỹ chiến thuật của một chiếc máy bay.

"Vì nhiều lý do, Angola đã để lực lượng không quân của họ mất đi quá nhiều kỹ năng chuyên môn mà đạt được trong những năm 1980, cùng với đó là khả năng bắt kịp những bước phát triển mới nhất về học thuyết và kỹ chiến thuật không quân" - chuyên gia Darren Olivier lưu ý trên African Defense Review năm 2015.

Việt Nam từ chối tiêm kích Su-30K, có quốc gia tá hỏa khi nghe tên khách hàng mới - Ảnh 2.

Không quân Angola thực chất không đáng gờm như những số liệu trên giấy tờ? (Nguồn: Pinterest)

Về mặt nâng cao huấn luyện, mua sắm các loại tên lửa đáng gờm hơn, radar tinh vi hơn, thực hành với các hệ thống tác chiến điện tử, các hệ thống liên kết dữ liệu hiện đại và tiếp cận các kỹ thuật mới, Nam Phi đều làm tốt hơn Angola.

Chẳng hạn, Nam Phi đã có các tên lửa không-đối-không đời mới V3E A-Darters trang bị trên các máy bay chiến đấu JAS 39 Gripen mua từ Thụy Điển, trong khi đó, những chiếc Su-30K của Angola chỉ được trang bị tên lửa Vympel R-73.

Angola từng can thiệp vào Congo năm 1998 và thường khao khát trở thành một thế lực lớn hơn trong khu vực. Ngoài mong muốn này, không quân Angola hiện còn được xem là công cụ phô trương thanh thế cho MPLA và Tổng thống José Eduardo dos Santos.

War is Boring cho rằng, việc trang bị các máy bay Su-30K có thể giúp Angola hoàn thành tất cả các mục tiêu trên, dù rằng nếu không được huấn luyện, bảo dưỡng và có học thuyết phù hợp thì sự phô trương rầm rộ này cũng chẳng đi tới đâu.

Việt Nam từ chối Su-30K là quyết định sáng suốt

Xét về góc độ chi phí, mua Su-30K là một quyết định không tồi, tuy nhiên, nó không giải quyết được các vấn đề khác về chiến thuật - chiến lược.

Su-30K đã trải qua thời gian sử dụng hơn 10 năm. Mặc dù có được hiện đại hóa thì chúng vẫn không tránh khỏi bị xuống cấp về cấu trúc khung máy bay và tụt hậu nhất định về công nghệ.

Vì thế, nếu mua, chúng chỉ đáp ứng được vấn đề tăng số lượng, chứ không hoàn toàn nâng cao chất lượng của không quân ta.

Việt Nam từ chối tiêm kích Su-30K, có quốc gia tá hỏa khi nghe tên khách hàng mới - Ảnh 3.

Việt Nam đã sáng suốt khi từ chối Su-30K để mua Su-30MK2. Nguồn: Air Recognition

Tại khu vực như châu Phi, Su-30K có thể trở thành một "ngôi sao sáng" nhưng đối với Không quân Việt Nam thì quyết định bỏ qua thương vụ Su-30K để tính đến giải pháp khác là một lựa chọn sáng suốt.

Để bảo vệ an ninh quốc gia trong tình hình mới, Không quân Việt Nam cần phải tiến thẳng lên hiện đại hóa và chúng ta cần phải nhắm tới những tiêm kích tối tân hơn để đáp ứng được yêu cầu này.

Theo Linh Lâm (Soha/Thời Đại)