Thế giới

Việt Nam sản xuất tên lửa chống tăng hiện đại: Cần lắm, để đập nát vỏ thép di động

Tên lửa chống tăng hiện đại có vai trò quan trọng trong sức mạnh hỏa lực của lục quân nhiều nước, trong đó có VN, là loại hỏa lực chủ yếu có thể đánh bại xe tăng - vỏ thép di động.

Tên lửa chống tăng hiện đại có vai trò quan trọng trong sức mạnh hỏa lực của lục quân nhiều nước, trong đó có VN, là loại hỏa lực chủ yếu có thể đánh bại xe tăng - vỏ thép di động.

Việt Nam sản xuất tên lửa chống tăng hiện đại: Cần lắm, để đập nát vỏ thép di động

Tên lửa chống tăng - "sát thần" của xe tăng hiện đại

Thực tế chiến trường trong các cuộc xung đột gần đây ở Iraq, Syria đã cho thấy vai trò của tên lửa chống tăng đang ngày càng chở nên quan trọng trong tác chiến của lực quân. Đây là thứ vũ khí uy lực, đủ sức đánh bại nhiều loại xe tăng hiện đại. Liên tiếp những dòng xe tăng tối tân nhất thế giới đã bị hạ gục, từ M1 Abrams của Mỹ cho tới T-90 của Nga.

Tên lửa chống tăng có điều khiển đã thực sự trở thành "sát thần" của xe tăng - những vỏ thép di động. Bất chấp những công nghệ mới đã được ứng dụng để tạo ra các lớp phòng vệ tiên tiến, giúp những chiếc xe tăng "lên đời", nhưng "vỏ quýt dày đã có móng tay nhọn", tên lửa chống tăng vẫn kéo dài danh sách đối thủ bị hạ gục.

Với nhiều quốc gia có tiềm lực về kinh tế và khoa học kỹ thuật quân sự, tự chủ được công nghệ chế tạo tên lửa chống tăng thì việc họ đưa loại vũ khí "sát thần của xe tăng" vào biên chế tới cấp trung -lữ đoàn, thậm chí cả ở cấp tiểu đoàn hoặc đại đội là điều dễ hiểu.

Nhưng, nhiều quốc gia khác, dù tiềm lực không bằng, tuy nhiên họ cũng cố gắng trang bị nhiều tên lửa chống tăng hiện đại cho lục quân. Đây là xu thế tất yếu trên thế giới.

Việt Nam sản xuất tên lửa chống tăng hiện đại: Cần lắm, để đập nát vỏ thép di động - Ảnh 1.

Xe tăng T-90 do Nga sản xuất bị hạ gục ở Syria.

Việt Nam sản xuất tên lửa chống tăng hiện đại: Cần lắm, để đập nát vỏ thép di động - Ảnh 2.

Xe tăng M1A2 Abrams hiện đại do Mỹ chế tạo bị tiêu diệt bởi tên lửa chống tăng Fagot khá lạc hậu của phiến quân Houthi ở Yemen.

Mặc dù tên lửa chống tăng không rẻ, tùy loại, có giá dao động từ vài chục nghìn cho tới vài trăm nghìn USD, nhưng xét về hiệu quả chiến đấu thì vài đạn tên lửa chống tăng trị giá vài trăm nghìn USD diệt được 1 chiếc xe tăng hiện đại như M1A2 Abrams (giá 8-9 triệu USD) hay T-90 (giá 4-5 triệu USD) là cái giá quá hời.

Tất nhiên tên lửa chống tăng có phát huy được hiệu quả tối đa hay không còn phụ thuộc vào yếu tố đặc biệt quan trọng là con người. Với người lính được huấn luyện bài bản, có bản lĩnh chiến đáu và tư duy chiến thuật tốt, nắm vững tính năng của vũ khí đang có thì chắc chắn tên lửa chống tăng sẽ thể hiện được uy lực của mình.

Việt Nam sản xuất tên lửa chống tăng hiện đại: Tại sao không?

Mặc dù có trong tay một số loại vũ khí chống tăng khá mạnh, bao gồm tên lửa chống tăng, tuy nhiên, so với yêu cầu tác chiến trong tương lai của Lục quân Việt Nam khi mà chúng ta có thể phải đương đầu với những đối thủ tiềm tàng có tiềm lực mạnh, thì vẫn còn một khoảng cách khá xa.

Vậy nên, trong tương lai gần, ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam cần được chú trọng ưu tiên sản xuất, nội địa hóa một số loại tên lửa chống tăng hiện đại, có uy lực cao để trang bị đại trà cho các đơn vị bộ binh, hải quân đánh bộ và bộ đội biên phòng, nhằm nâng cao sức chiến đấu, đủ khả năng đánh bại chiến thuật vỏ thép di động của bất cứ đối phương nào.

Tên lửa là loại vũ khí đòi hỏi công nghệ khá cao, nhưng với tiềm lực khoa học quân sự, công nghiệp quốc phòng của Việt Nam thì tự sản xuất tên lửa chống tăng hiện đại không phải là bất khả thi nếu có quyết tâm cao và được đối tác nước ngoài chuyển giao sâu công nghệ gồm cả phần cứng và phần mềm.

Việt Nam sản xuất tên lửa chống tăng hiện đại: Cần lắm, để đập nát vỏ thép di động - Ảnh 3.

Tên lửa chống tăng Spike do Israel chế tạo.

Việt Nam có khá nhiều lựa chọn nếu quyết định sản xuất tên lửa chống tăng hiện đại bởi lẽ có một số quốc gia sẵn sàng chuyển giao công nghệ, tất nhiên là với cái giá nào thôi. Cụ thể:

- Israel đang chào bán cho nhiều quốc gia (từ Đông Nam Á, Nam Á, châu Âu cho tới Nam Mỹ) loại tên lửa chống tăng có điều khiển Spike với nhiều phiên bản các nhau, thậm chí họ cũng đã chuyển giao công nghệ sản xuất loại tên lửa cho một vài quốc gia, trong đó có Ấn Độ.

Với quan hệ hợp tác quân sự - quốc phòng tốt, Việt Nam hoàn toàn có thể đề nghị Israel chuyển giao công nghệ để chế tạo loại tên lửa này. Có điều đáng lưu ý là giá thành của Spike khá cao, nhưng "tiền nào của nấy" nên đã có không dưới 25 quốc gia đặt mua và sử dụng loại tên lửa chống tăng hiện đại này.

Xe tăng M1 Abrams bị tên lửa chống tăng Kornet bắn cháy

- Ukraine vừa tung ra 2 loại tên lửa chống tăng vác vai Barrier và Stugna P cũng có sức sát thương lớn đối với hầu hết các dòng xe tăng hiện dại. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, nhu cầu về ngoại tệ lớn, nếu có quốc gia bất kỳ đề nghị Ukraine chuyển giao công nghệ để sản xuất các loại tên lửa kể trên, nhiều khả năng họ sẽ "gật đầu".

- Belarus - một đối tác thân thiết đang giúp đỡ Việt Nam khá nhiều, mới tung ra Shershen - dòng tên lửa chống tăng được ứng dụng nhiều công nghệ tối tân, được quảng cáo là "sát thần" của mọi loại xe tăng hiện đại.

Ngoài ra, Nga cũng có nhiều loại tên lửa chống tăng bán rất chạy như Kornet, Metis-M. Với uy lực đã được chứng minh qua thực chiến ở Trung Đông, không có lý do gì để nghi ngờ đây là một trong những loại tên lửa chống tăng tốt nhất thế giới, thế nên, việc nhiều quốc gia đặt mua thành phẩm hoặc nhận chuyển giao công nghệ sản xuất.

Nếu Việt Nam có nhu cầu, Nga có thể đồng ý chuyển giao công nghệ để chúng ta có thể tự chế tạo ở trong nước.

Việt Nam lựa chọn đối tác nào còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, tiềm lực kinh tế, khoa học kỹ thuật và con người, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể hy vọng trong tương lai không xa, tên lửa chống tăng vác vai uy lực, được trang bị đại trà cho các đơn vị cấp trung - lữ đoàn, giúp nâng cao sức mạnh chiến đấu, sẵn sàng đánh bại xe tăng hiện đại - những vỏ thép di động.

Theo Bình Nguyên (Soha/Thời Đại)