Thế giới

Việt Nam có nên mua tên lửa Sosna cho tàu Molniya?

Việc Nga nghiên cứu phát triển tên lửa phòng không Sosna trang bị cho tàu chiến cỡ 500 tấn mở ra cơ hội cho Việt Nam nâng cấp tàu chiến Molniya.

Việc Nga nghiên cứu phát triển tên lửa phòng không Sosna trang bị cho tàu chiến cỡ 500 tấn mở ra cơ hội cho Việt Nam nâng cấp tàu chiến Molniya.


Tuy nhiên, loại tàu này không phải là không có điểm yếu. Vì thiết kế chủ yếu tập trung cho mục tiêu chống hạm, chiến đấu theo kiểu "bắn - chạy" nên hỏa lực phòng không không thực sự tốt.

 Tàu tên lửa Molniya mạnh về chống hạm tàu mặt nước, nhưng phòng không hạn chế.


Theo tài liệu Nga, tàu tên lửa Molniya chỉ được trang bị hai ụ pháo AK-630 (6 nòng cỡ 30mm) và biến thể trên hạm của tổ hợp tên lửa vác vai Igla (một giá phóng và 12 quả đạn). Với "lá chắn pháo - tên lửa" này, tầm phòng không của Molniya chỉ đạt hiệu quả tầm 4-5km, độ cao khoảng 3,5km.

Với khả năng tác chiến phòng không ở cự ly như vậy, kíp chiến đấu tàu Molniya gần như bị đặt trong thế bị động đáp trả lại các loại tên lửa đối phương ở cự ly gần. Nếu đánh chặn thất bại thì khó có khả năng tránh được đạn địch.

Ụ pháo AK-630 trên tàu tên lửa Molniya.

 
Chính vì vậy, việc tăng tầm phòng không cho tàu tên lửa nhỏ như kiểu Molniya là rất cần thiết. Mới đây, Cục thiết kế kĩ thuật chính xác Nudelman (KBtochmash) của Nga đã đưa ra một phương án mới tăng tầm phòng không trên tàu chiến cỡ nhỏ.

Theo đó, KBtochmash đang phát triển biến thể thu gọn tổ hợp tên lửa phòng không Sosna tích hợp lên các tàu chiến có lượng giãn nước thấp.

Tổ hợp tên lửa phòng không trên hạm này có khả năng đánh chặn cả các loại vũ khí công nghệ cao như tên lửa hành trình hay tên lửa có điều khiển với tầm bắn hiệu quả lên tới 10km và ở độ cao 5km.

Cũng theo Vladimir Slobodchikov – Giám đốc cục thiết kế KBtochmash cho biết, hiện tại các tổ hợp tên lửa – pháo phòng không trên hạm Palma do KBtochmash phát triển có trọng lượng khá nặng từ 6.9 tấn đến 7.2 tấn và chỉ có thể trang bị cho các tàu có lượng giãn nước 500 tấn trở lên.

Tổ hợp tên lửa phòng không di động tầm ngắn Sosna của Nga.

Tuy nhiên với tổ hợp tên lửa phòng không Sosna, vấn đề này sẽ được giải quyết khi nó có thể dễ dàng được tích hợp trên các tàu có lượng giãn nước bằng hoặc dưới 500 tấn. Điều này đồng nghĩa với việc các tàu chiến này có thể bắn hạ các mục tiêu trên không từ khoảng cách 10km.

Theo đó các mẫu tàu chiến cỡ nhỏ hoàn toàn có thể được tích hợp các tổ hợp phòng không Sosna với khả năng bắn hạ các loại mục tiêu bay tầm thấp như máy bay, trực thăng và các mục tiêu khác.

Biến thể Sosna trên hạm cũng sử dụng các tên lửa đất đối không tương tự như biến thể trên đất liền cùng với đó là giá thành của Sosna lại thấp hơn rất nhiều so với Palma. Đạn tên lửa dùng cho hệ thống này đạt tầm bắn từ 5-10km, độ cao 3,5-5km với độ chính xác cao nhờ hệ thống dẫn bắn quang điện tử.

Với khả năng tác chiến của tên lửa Sosna là rất đáng để Việt Nam quan tâm nâng cấp khả năng phòng không cho các tàu chiến nhỏ của Hải quân Việt Nam như Molniya Project 12418, Project 1241RE, TT-400TP...
 
 
Theo T.Khánh (Kienthuc.net.vn)