Thế giới

Việt Nam có nên mua linh kiện Su-30 từ Ấn Độ?

Công ty hàng không Hindustan Aeronautics Limited (HAL) của Ấn Độ có kế hoạch bán linh kiện cho tiêm kích Su-30MK2 của Việt Nam.

 
Công ty hàng không Hindustan Aeronautics Limited (HAL) của Ấn Độ có kế hoạch bán linh kiện cho tiêm kích Su-30MK2 của Việt Nam.

Theo thông tin của IDRW, hiện Bộ quốc phòng nước này đã đồng ý cho công ty hàng không Hindustan Aeronautics Limited (HAL) và Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) có các cuộc đàm phán thêm với phía Việt Nam để xuất khẩu các loại vũ khí phòng thủ khác ngoài tên lửa BrahMos.

IDRW cho biết thêm, HAL đang có kế hoạch tăng cường hợp tác huấn luyện phi hành đoàn, cung cấp bộ phận phụ tùng linh kiện cho phi đội tiêm kích Su-30MK2 hiện đại của Không quân Việt Nam.

Trong khi đó, DRDO muốn cung các hệ thống radar (sản xuất tại Ấn Độ), trang bị thông tin liên lạc, giám sát trinh sát cho Hải quân Việt Nam.

Viet Nam co nen mua linh kien Su-30 tu An Do?
Tiêm kích Su-30MK2 Việt Nam.

Việc Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho phép nhà sản xuất trong nước xuất khẩu linh kiện Su-30 cho Việt Nam đồng nghĩa với việc, trên tiêm kích đa năng Su-30MK2 của Việt Nam sẽ có thêm linh ngoài Nga.

Tuy nhiên, theo nhận định của tạp chí The Diplomat, mua linh kiện chiến đấu cơ Ấn Độ chưa hẳn đã là tin tốt lành với những quốc gia có ý định này.

Theo thống kê của tạp chí Nhật, tỷ lệ tai nạn của MiG-21 mới do Ấn Độ tự lắp ráp và hiện đại hóa từ linh kiện sản xuất trong nước còn cao gấp nhiều lần phiên bản nhái J-7 của Trung Quốc cũng như MiG-21 cũ đã qua sử dụng nhiều năm của các nước.

Các chuyên gia Nga sau khi điều tra đã đưa ra kết luận là quy trình sản xuất phụ tùng máy bay tại Ấn Độ đang tồn tại nhiều sai sót cực kỳ nghiêm trọng, không thể chấp nhận.

Gần đây nhất, hãng Dassault của Pháp cũng từ chối việc bảo hành cho những chiếc Rafale sẽ được Ấn Độ lắp ráp trong nước vì lo ngại chúng sẽ không được làm đúng quy trình.

Ngoài ra, hiện nay tại Ấn Độ đang tồn tại hàng loạt linh kiện điện tử hàng không có nguồn gốc không rõ ràng.

Chính vì vậy, khi Ấn Độ ký hợp đồng nhập khẩu Su-30MKI từ Nga, do không hài lòng với việc máy bay bị cắt giảm tính năng nên Ấn Độ đã quyết định chỉ giữ lại những thành phần cơ bản.

Sau đó, họ đi mua những thiết bị điện tử hàng không từ nhiều quốc gia khác nhau để tự lắp cho máy bay. Su-30MKI của Ấn Độ với cấu hình trên được đánh giá có tính năng chiến đấu còn cao hơn cả Su-30 nguyên bản của Nga.

Tuy nhiên do trên một máy bay tích hợp quá nhiều thiết bị do các quốc gia khác nhau sản xuất nên đôi khi gây ra tình trạng xung đột hệ thống vì phần mềm quản lý không tương thích.

Trong trường hợp nhẹ thì xảy ra lỗi không dẫn bắn được vũ khí còn nặng hơn thì có thể khiến máy bay rơi.

Đã có nhiều tai nạn của Su-30MKI bị cho rằng rơi vì lỗi phần mềm tích hợp nhưng phía Ấn Độ không xác nhận thông tin này.

Trước thực tế này, tạp chí Nhật cho rằng, chất lượng máy bay của Ấn Độ và linh kiện do nước này sản xuất chưa bao giờ được thế giới đánh giá cao và cũng chưa bao giờ là thế mạnh của nền công nghiệp quốc phòng nước này.
 

Theo Tuấn Vũ (Đất Việt)