Thế giới

Vì sao phi công sợ hạ cánh xuống tàu sân bay hơn cả khi chiến đấu?

Những pha tai nạn thót tim khi hạ cánh trên tàu sân bay

Không phải ngẫu nhiên mà nhiệm vụ hạ cánh xuống tàu sân bay vào ban đêm khiến các phi công căng thẳng hơn hẳn.

Hạ cánh máy bay trên tàu sân bay luôn là một nhiệm vụ nguy hiểm. Không giống như khi hạ cánh xuống căn cứ không quân, tàu sân bay là một thực thể chuyển động và có không gian hẹp hơn.

Vì sao phi công sợ hạ cánh xuống tàu sân bay hơn cả khi chiến đấu?
Chiếc A-7E Corsair chìm trong biển lửa sau cú va chạm trên tàu USS MIDWAY (CV-41). Ảnh: Hải quân Mỹ

Đường băng trên tàu sân bay cũng ngắn hơn. Nếu căn cứ không quân Mountain Home của Mỹ có đường băng dài hơn 4km thì tàu sân bay lớp Nimitz chỉ có chiều dài tổng thể 332,8m.

Trên tàu sân bay có cáp hãm đà để hỗ trợ máy bay hạ cánh, tuy nhiên, các sợi dây cáp này có thể bị đứt. Ngoài ra, việc điều khiển máy bay hạ cánh thật chuẩn cũng đòi hỏi kỹ năng vô cùng thuần thục của các phi công.

Vì sao phi công sợ hạ cánh xuống tàu sân bay hơn cả khi chiến đấu? - 1
Hạ cánh xuống tàu sân bay là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn và nguy hiểm (Ảnh: Hải quân Mỹ)

Không phải ngẫu nhiên mà nhiệm vụ hạ cánh xuống tàu sân bay vào ban đêm khiến các phi công căng thẳng hơn hẳn. Một bản báo cáo đăng trên tờ Los Angeles Times năm 1991 đã đề cập rằng, nhiệm vụ hạ cánh trên tàu sân bay vào ban đêm khiến các phi công lo sợ hơn cả khi chiến đấu.

Cho đến ngày nay, mặc dù công nghệ đã phát triển và các phi công đã có nhiều cơ hội cọ xát, thực hành hơn nhưng nguy hiểm vẫn luôn tiềm tàng.

Khi sự cố xảy ra, phi công chỉ còn biết tin tưởng vào chiếc ghế phóng và sự may mắn.

Theo QS (Soha/Trí Thức Trẻ)