Thế giới

Vị cứu tinh của F-35 Joint Strike Fighter

Tờ The National Interest (NI) cho biết, phiên bản mới của máy bay tiêm kích F-18 của Mỹ sẽ “đối phó” được với PAK FA của Nga và J-20 của Trung Quốc.

Tờ The National Interest (NI) cho biết, phiên bản mới của máy bay tiêm kích F-18 của Mỹ sẽ “đối phó” được với PAK FA của Nga và J-20 của Trung Quốc.

Tuy nhiên F-35 đã không đáp ứng được sự kỳ vọng của Hoa Kỳ và hiện tại chương trình phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 có thể bị trì hoãn vô thời hạn, ông Michael Gilmor - cựu lãnh đạo của cơ quan chuyên phụ trách về thử nghiệm vận hành và thẩm định của Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết.

 Vị cứu tinh của F-35 Joint Strike Fighter  - Ảnh 1.

F-18 Super Hornet phiên bản mới sẽ đủ sức cạnh tranh với PAK FA và J-20?

Sự thất bại của F-35 buộc các nhà chức trách Mỹ phải tìm các biện pháp khắc phục và xuất hiện những thông tin Tổng công ty Boeing đã bắt đầu thực hiện việc tạo ra chiếc máy bay tiêm kích phiên bản mới F/A-18E/F Super Hornet – “vị cứu tinh” mới của Không quân Mỹ.

Liên quan đến vấn đề này chuyên gia quân sự, nhà bình luận của tạp chí The National Interest Dave Majumdar đã chia sẽ một số thông tin mới trong bài viết của mình.

Ông cho biết rằng, trong cuộc trò chuyện với Dan Jillian, người đứng đầu chuyên phụ trách việc sản xuất máy bay chiến đấu của công ty Boeing tiết lộ rằng, công ty này đang tích cực sản xuất chiếc máy bay mới có khả năng bảo vệ đất nước khỏi những kẻ thù tiềm năng là Nga và Trung Quốc, tuy nhiên đó không phải là chiếc máy bay mới F-35 mà chính là phiên bản nâng cấp của “Super Hornet”.

Không giống như những phiên bản trước đây, phiên bản F-18 mới sẽ được trang bị hệ thống kiểm soát hỏa lực- Phòng không tích hợp (NIFC-CA). Hệ thống này được coi là công nghệ phát triển tiên tiến nhất của Lực lượng vũ trang Hoa Kỳ hiện tại.

Theo ông Gillian, để thay thế F-35 thì phiên bản mới F-18 sẽ được quan tâm đến khả năng tàng hình. Ngoài ra máy bay tiêm kích mới nhất sẽ được trang bị hệ thống IRST, cho phép quét trong không gian để tìm các thiết bị bay của đối phương trong chế độ làm việc thụ động và có thêm các hệ thống tác chiến điện tử mới nhất.

Ông Gillian tin rằng, hệ thống hồng ngoại nhằm phát hiện và theo dõi IRST sẽ trở thành vũ khí tương lai chống lại được với các máy bay PAK FA do Nga sản xuất và J-20 của Trung Quốc. Tuổi thọ của máy bay mới “Super Hornet” sẽ lớn hơn 9000 giờ bay.

Tờ NI khẳng định, lựa chọn nâng cấp F-18 “Super Hornet” để thay thế cho F-35 là bước đi thể hiện học thuyết quân sự của Mỹ thay đổi và phi đội đầu tiên sẽ sẵn sàng cất cánh khoảng vào giữa thập niên 20.

Theo các nhà lãnh đạo của Boeing và Lực lượng vũ trang Mỹ, sau khi nâng cấp lên phiên bản mới F-18 đủ khả năng cạnh tranh cùng PAK FA và J-20.

Các phiên bản trước đây Super Hornet được biết đến là một phiên bản có kích thước lớn và hiện đại hơn được phát triển từ F/A-18C/D Hornet. Super Hornet được Hải quân Mỹ đặt mua của hãng McDonnell Douglas vào năm 1992, nó bay lần đầu tiên vào tháng 11 năm 1995, hạ cánh lần đầu tiên trên tàu sân bay vào năm 1997 và đi vào hoạt động chính thức vào năm 1999.

Hiện nay Super Hornet bao gồm 2 phiên bản là F/A-18E một chỗ và F/A-18F hai chỗ.

Dù có cùng chung cách bố trí và hệ thống, nhưng F/A-18E/F Super Hornet lại có nhiều sự khác biệt đối với nguyên bản là F/A-18 Hornet. Super Hornet có tên gọi thân mật là Rhino (tê giác) để phân biệt với mẫu Hornet Legacy (di sản) trước đó.

Tên gọi Rhino đã nói lên phần nào tầm quan trọng của Super Hornet trong các nhiệm vụ và đặc biệt là bảo vệ các hoạt động của tàu sân bay.

Với những đặc điểm được thay đổi để nâng cấp chiếc máy bay cũ theo ý tưởng của các nhà sản xuất máy bay tiêm kích, chúng ta cùng chờ đợi xem liệu phiên bản mới F/A-18E/F Super Hornet sẽ đủ sức cạnh tranh được với sản phẩm tiên tiến hiện đại và đang được chờ đợi PAK FA T-50 từ Nga hay J-20 của Trung Quốc hay không?

Theo Chí Huy (Đất Việt)