Thế giới

Uy lực đáng nể của pháo AK-230 trên chiến hạm Việt Nam

Ngoài AK-630, Hải quân Việt Nam còn có trong biên chế pháo tự động AK-230, trang bị cho các tàu tên lửa lớp Osa cũng như tàu phóng lôi Shershen.

Ngoài AK-630, Hải quân Việt Nam còn có trong biên chế pháo tự động AK-230, trang bị cho các tàu tên lửa lớp Osa cũng như tàu phóng lôi Shershen.

Bên cạnh đó, AK-230 còn có thể sử dụng để tiêu diệt những mục tiêu mặt nước cỡ nhỏ như xuồng cao tốc hay thủy lôi...

Uy lực đáng nể của pháo AK-230 trên chiến hạm Việt Nam - Ảnh 1.
Pháo AK-230

Công việc phát triển loại pháo tự động này bắt đầu từ thập niên 1950 và hoàn thành trong năm 1969, nó được chấp nhận trang bị cho tàu tên lửa tấn công nhanh Osa cùng với tàu phóng lôi cỡ nhỏ lớp Shershen. 

Đã có tổng cộng 1.450 khẩu AK-230 được sản xuất tại Liên Xô và khoảng 300 chế tạo ở Trung Quốc dưới tên gọi Type 69

Mặc dù tốn khá nhiều thời gian nghiên cứu nhưng AK-230 lại nhanh chóng bị lạc hậu, đến cuối thập niên 1970 nó đã bị thay thế bởi "đàn em" AK-630.

Nhìn chung AK-230 thua kém AK-630 trên nhiều chỉ số, tuy nhiên loại đạn 30 x 210 mm của nó lại có uy lực lớn cũng như vận tốc cao hơn hẳn đạn 30 x 165 mm của AK-630.

Uy lực đáng nể của pháo AK-230 trên chiến hạm Việt Nam - Ảnh 2.
Đạn 30 x 210 mm của AK-230

Thông số kỹ thuật cơ bản của pháo AK-230:

Trọng lượng toàn hệ thống: 1.875 - 1.905 kg; trọng lượng pháo: 156 kg; chiều dài nòng pháo: 1.930 mm; góc phương vị -180 độ - +180 độ (tốc độ xoay 35 độ/s); góc tà -12 độ - + 87 độ (tốc độ nâng hạ 50 độ/s).

Tốc độ bắn: 1.000 phát/phút/nòng; tầm bắn tối đa 6,7 km; tầm bắn hiệu quả 2,5 - 4 km; sơ tốc đạn: 1.050 m/s; cơ số đạn dự trữ: 500 viên cho mỗi nòng pháo độc lập (bao gồm đạn nổ mảnh OF-83D đi kèm đạn xuyên giáp BR-83).

Uy lực đáng nể của pháo AK-230 trên chiến hạm Việt Nam - Ảnh 3.
Pháo AK-230 trên tàu tên lửa tấn công nhanh Osa II của Hải quân Việt Nam

Dưới đây là một đoạn video ghi lại cảnh chuẩn bị và khai hỏa pháo AK-230:

Công tác chuẩn bị và bắn pháo AK-230
Theo Tuấn Trung (Thegioitre.vn/Infonet.vn)