Thế giới

Trung Quốc bất ngờ rầm rộ đưa tin về tên lửa “sát thủ tàu sân bay”

Sau khi lần đầu công bố cảnh phóng tên lửa "sát thủ tàu sân bay" vào tối 28/9, ngày 29/9, Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) tiếp tục tung ra những tiết lộ mới.

Sau khi lần đầu công bố cảnh phóng tên lửa "sát thủ tàu sân bay" vào tối 28/9, ngày 29/9, Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) tiếp tục tung ra những tiết lộ mới.
Trung Quốc bất ngờ rầm rộ đưa tin về tên lửa “sát thủ tàu sân bay” - Ảnh 1.
Ảnh cắt từ clip của CCTV

Hình ảnh do CCTV phát đi không chỉ giúp thế giới bên ngoài lần đầu tiên biết được cảnh phóng loại tên lửa được mệnh danh là "sát thủ tàu sân bay" này, mà còn vô tình để lộ số lượng trang bị của một lữ đoàn tên lửa DF-21C.

Trung Quốc bất ngờ rầm rộ đưa tin về tên lửa “sát thủ tàu sân bay” - Ảnh 2.
Ảnh cắt từ clip của CCTV

Theo giới chuyên gia, mục tiêu của DF-21C về phía Đông là các căn cứ quân sự, cảng biển, sân bay và trung tâm chỉ huy… có giá trị cao của quân đội Mỹ nằm ở chuỗi đảo thứ hai còn ở phía Tây Nam lại là đại lục Ấn Độ.

Trung Quốc bất ngờ rầm rộ đưa tin về tên lửa “sát thủ tàu sân bay” - Ảnh 3.
Ảnh cắt từ clip của CCTV

Thông tin tình báo của phía Mỹ cho thấy lực lượng tên lửa của Trung Quốc chỉ có hai lữ đoàn trang bị tên lửa DF-21C, lần lượt là lữ đoàn 822 đóng ở Lai Vu thuộc tỉnh Sơn Đông và lữ đoàn 823 ở Korla thuộc Khu tự trị Tân Cương. Nếu nhìn vào hình ảnh của CCTV, nhiều khả năng cuộc tập trận nêu trên diễn ra ở lữ đoàn 823 tại Tân Cương.

Trung Quốc bất ngờ rầm rộ đưa tin về tên lửa “sát thủ tàu sân bay” - Ảnh 4.
Tàu sân bay Mỹ rầm rập rẽ sóng Thái Bình Dương. Ảnh: US Navy

Động thái này rất đáng chú ý khi gần đây Tướng Bành Quang Khiêm, Phó chủ tịch Ủy ban Chính sách an ninh Trung Quốc nói tại Diễn đàn Hòa bình thế giới lần thứ V rằng Mỹ có 10 tàu sân bay, nhưng cho dù có đưa 11 tàu sân bay đến Biển Đông thì cũng "không chiếc nào trở về được" vì sẽ bị biến thành "bia sống".

Theo Hoàng Hà (Báo Tin Tức)