Thế giới

Tiết lộ âm mưu Trung Quốc đòi mua trực thăng tấn công Rooivalk

Hóa ra Trung Quốc từng có ý đồ mua trực thăng tấn công Rooivalk của Nam Phi nhằm sao chép mẫu máy bay này, nhưng nhà phát triển đã vô cùng tỉnh táo.

Hóa ra Trung Quốc từng có ý đồ mua trực thăng tấn công Rooivalk của Nam Phi nhằm sao chép mẫu máy bay này, nhưng nhà phát triển đã vô cùng tỉnh táo.

Trong giai đoạn 2010, Trung Quốc và Nam Phi từng có các buổi thảo luận về hợp đồng mua sắm trực thăng tấn công Rooivalk do Nam Phi phát triển. Tuy nhiên hợp đồng này lại không thể tiến xa hơn các buổi thảo luận do yêu cầu quá vô lý từ phía Trung Quốc khi nước này chỉ muốn mua một chiếc Denel Rooivalk.

Tiet lo am muu Trung Quoc doi mua truc thang tan cong Rooivalk-Hinh-2

Tất nhiên trong thời điểm đó Nam Phi cũng hiểu rằng Trung Quốc không hề muốn mua Denel Rooivalk mà chỉ muốn sở hữu các công nghệ tiên tiến trên mẫu trực thăng này. Và các công nghệ này sẽ Trung Quốc hoàn thiện mẫu trực thăng tấn công nội địa WZ-10.

Tiet lo am muu Trung Quoc doi mua truc thang tan cong Rooivalk-Hinh-3

Denel Rooivalk hay còn được biết tới với cái tên AH-2 là dòng trực thăng tấn công được thiết kế và sản xuất bởi hãng Denel dành cho Quân đội Nam Phi. AH-2 được phát triển từ giữa năm 1980 với chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào năm 1990, tuy nhiên cho đến nay chỉ có khoảng 12 chiếc AH-2 được Không quân Nam Phi đưa vào trang bị.

Tiet lo am muu Trung Quoc doi mua truc thang tan cong Rooivalk-Hinh-4

AH-2 được thiết kế để có thể hoạt động trong môi trường khắc nghiệt như ở Châu Phi mà không cần bảo trì thường xuyên, bên cạnh đó là các trang thiết bị điện tử tiên tiến giúp nó trở thành một trong những dòng trực thăng tấn công hiện đại nhất thế giới. Tuy nhiên để có được như vậy cái giá của mỗi chiếc AH-2 cũng không hề rẻ khi lên tới 40 triệu USD.

Tiet lo am muu Trung Quoc doi mua truc thang tan cong Rooivalk-Hinh-5

Có một điều khá bất ngờ là nguyên mẫu đầu tiên của AH-2 là Atlas XH-1 Alpha lại được phát triển từ mẫu trực thăng hạng nhẹ Alouette III vốn được chế tạo từ những năm 1950. XH-1 Alpha được cho ra mắt vào năm 1985 và dần được hoàn thiện thành nguyên mẫu Denel Rooivalk đầu tiên trong cuối những năm 1980.

Tiet lo am muu Trung Quoc doi mua truc thang tan cong Rooivalk-Hinh-6

Denel Rooivalk cũng là sự kết hợp của nhiều công nghệ hàng không khác nhau của Châu Âu khiến thời gian phát triển của nó kéo dài hơn 10 năm mặc dù các nguyên mẫu đầu tiên đã có từ trước đó. Ta cũng có thể dễ dàng nhận thấy sự giống nhau giữa Denel Rooivalk và mẫu trực thăng tấn công Eurocopter Tiger được nhiều nước Châu Âu sử dụng.

Tiet lo am muu Trung Quoc doi mua truc thang tan cong Rooivalk-Hinh-7

Đây cũng là một trong những lý do khiến Trung Quốc muốn mua Denel Rooivalk của Nam Phi khi nó được đánh giá tương đương Eurocopter Tiger. Thậm chí nó còn được so sánh với dòng trực thăng tấn công AH-64 Apache của Mỹ.

Tiet lo am muu Trung Quoc doi mua truc thang tan cong Rooivalk-Hinh-8

Còn dòng trực thăng tấn công WZ-10 được Trung Quốc phát triển trong những năm 1990 với chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào năm 2003, tuy nhiên phải đến tận năm 2012 nó mới được Không quân Trung Quốc đưa vào trang bị và chỉ sau 4 năm phi đội trực thăng này của Trung Quốc đã lên tới con số 100 chiếc.

Tiet lo am muu Trung Quoc doi mua truc thang tan cong Rooivalk-Hinh-9

Dù mang tiếng tự phát triển nhưng trên thực tế Trung Quốc được sự giúp đỡ rất lớn từ Nga trong quá trình sản xuất WZ-10 điều này cũng là một trong những hạn chế của nó. Trong đó phía Nga cụ thể là Tổng công ty Kamov hỗ trợ phần thiết kế còn các công ty Trung Quốc đảm nhận trang bị điện tử và hệ thống động cơ.

Tiet lo am muu Trung Quoc doi mua truc thang tan cong Rooivalk-Hinh-10

Sở dĩ Trung Quốc muốn sở hữu công nghệ trên Denel Rooivalk là nhằm "đốt cháy giai đoạn" trong quá trình hoàn thiện WZ-10 cũng như nhanh chóng đưa mẫu trực thăng này vào trang bị sau hơn 10 năm phát triển. Và dù không có Denel Rooivalk nhưng Trung Quốc vẫn đưa vào trang bị WZ-10 hai năm sau đó.

Theo Trà Khánh (Kienthuc.net.vn)