Thế giới

Tên lửa diệt máy bay mạnh nhất thế giới đặt Nga vào tầm ngắm

Theo nhà phân tích Robert Beckhusen, loại tên lửa diệt máy bay mạnh nhất thế giới đã được đưa vào hoạt động, tuy nhiên, quốc gia đầu tiên trang bị nó lại không phải là Mỹ.

Theo nhà phân tích Robert Beckhusen, loại tên lửa diệt máy bay mạnh nhất thế giới đã được đưa vào hoạt động, tuy nhiên, quốc gia đầu tiên trang bị nó lại không phải là Mỹ.

Một cách để tăng cường lợi thế là bổ sung động cơ phản lực không khí cho tên lửa. Đó là nguyên lý thiết kế của tên lửa Meteor, "sát thủ diệt MiG" lần đầu tiên được đưa vào biên chế Không quân Thụy Điển hôm 11/7.

Những tên lửa này sẽ được trang bị trên máy bay chiến đấu Gripen.

"Không quân Thụy Điển đang trong giai đoạn kiểm nghiệm khả năng hoạt động ban đầu (IOC) của tên lửa Meteor" - Thiếu tướng Mats Helgesson, Tư lệnh Không quân Thụy Điển cho hay - "Tên lửa Meteor hiện là tên lửa dẫn đường bằng radar mạnh nhất thế giới được đưa vào hoạt động".

Tên lửa diệt máy bay mạnh nhất thế giới đặt Nga vào tầm ngắm - Ảnh 1.
Tên lửa Meteor trên tiêm kích Gripen của Không quân Thụy Điển.

Thông số kỹ thuật chính xác của Meteor vẫn chưa được tiết lộ. Theo các nguồn tin mở thì sau khi được phóng đi, động cơ phản lực không khí có thể giúp tên lửa đạt tới tốc độ Mach 4.

Tầm bắn của Meteor cũng là một câu hỏi lớn.

Các hiệp hội vũ khí quốc tế và chính phủ thường không muốn công khai chi tiết khả năng của các loại vũ khí, nhất là với những loại có động cơ phản lực công nghệ cao, bởi Nga và Trung Quốc cũng đang phát triển phiên bản riêng để cạnh tranh với Meteor.

"Theo chúng tôi ghi nhận, trong một cuộc thử nghiệm bên ngoài Scotland, tên lửa đã vượt qua quãng đường trên 100km" - Một kỹ sư của MBDA (nhà sản xuất tên lửa Meteor) nói với tờAINonline.

Thụy Điển là quốc gia đầu tiên trên thế giới đưa tên lửa Meteor vào biên chế. Sắp tới sẽ là các quốc gia Anh, Ý, Tây Ban Nha, Đức và Pháp.

Đức, Tây Ban Nha và Anh dự kiến trang bị tên lửa Meteor cho tiêm kích Eurofighter Typhoon, còn Pháp có kế hoạch cho các chiến đấu cơ Rafale.

Tiêm kích F-35 Joint Strike Fighter có thể là mẫu máy bay tiếp theo trang bị tên lửa này.

Tập đoàn MBDA vốn thiết kế tên lửa Meteor dành cho F-35. Song hiện tại, Mỹ vẫn chưa phát triển hoàn thiện phần mềm Block 4 để tiêm kích tàng hình có thể bắn được tên lửa như vậy, sớm nhất có lẽ phải tới đầu những năm 2020.

Trong tháng 5/2016, Văn phòng Kiểm toán Chính phủ Mỹ đã cảnh báo rằng công tác phát triển phần mềm trên F-35 có thể không đáp ứng được các mục tiêu về chi phí, tiến độ và hiệu quả hoạt động như dự kiến.

Tên lửa diệt máy bay mạnh nhất thế giới đặt Nga vào tầm ngắm - Ảnh 2.
Tên lửa Meteor được đặt cạnh mô hình máy bay F-35B Lightning II của Anh

Việc Thụy Điển trang bị tên lửa công nghệ cao khá bất ngờ bởi quốc gia này theo chủ trương trung lập.

Tuy nhiên, nước này thường phối hợp chặt chẽ với liên minh NATO trong các cuộc tập trận quân sự. Hồi tháng Năm năm nay, Quốc hội Thụy Điển đã phê chuẩn một thỏa thuận cho phép NATO mở rộng phạm vi để tiến hành tập trận trên đất nước của họ.

Theo nhà phân tích Robert Beckhusen, sở dĩ Thụy Điển có bước đi táo bạo như vậy là vì Nga đã nhiều lần xâm phạm không phận và tiến hành các cuộc tấn công hạt nhân giả định nhằm vào quốc gia này.

Tháng 4 năm nay, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov còn thẳng thừng tuyên bố rằng trong trường hợp Thụy Điển gia nhập NATO, Liên bang Nga sẽ buộc phải đáp lại bằng những biện pháp kỹ thuật-quân sự trên biên giới phía bắc của đất nước, cụ thể là tăng cường triển khai tên lửa hành trình Kalibr và tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander.

Theo lời ông Igor Korotchenko, tổng biên tập tạp chí "Vệ quốc", thành viên hội đồng mở rộng của Bộ Quốc phòng Nga, mối đe dọa đối với Moscow chính là các cơ sở, công trình quân sự của Thụy Điển, như sân bay, cơ sở quân sự ven biển, trung tâm do thám điện tử.

Chúng có thể liên hợp với lực lượng vũ khí thống nhất của NATO ở Châu Âu nhằm đe dọa, chống lại Nga.

Giới thiệu tên lửa Meteor
Theo Nhật Minh (Soha.vn/Trí Thức Trẻ)