Thế giới

Tàu ngầm Nga khiến hạm đội 2 của Mỹ sống lại

Hạm đội 2 của Hải quân Mỹ sẽ chính thức đi vào hoạt động vào ngày 24/8 tới nhằm chống lại các hoạt động của hạm đội tàu ngầm Nga.

Thông tin về việc Lầu Năm Góc xem xét khôi phục hạm đội 2 của Hải quân nước này đã được công bố cách đây không lâu. Nguyên nhân dẫn đến động thái này của Mỹ được cho là để chống lại các mối đe dọa từ phía Hải quân Nga ở khu vực Bắc Đại Tây Dương và Địa Trung Hải.

Tàu ngầm Nga khiến hạm đội 2 của Mỹ sống lại
Tàu ngầm Nga phóng tên lửa từ trên biển đe dọa Mỹ và đồng minh.

Hạm đội 2 được thành lập vào năm 1947 với nhiệm vụ kiểm soát Bắc Đại Tây Dương, từ bờ biển của Mỹ đến bờ biển của Nga. Tuy nhiên nó đã ngừng hoạt động từ năm 2011. Nhưng theo nguồn tin chính thức từ Đài phát thanh “Voice of America”, từ ngày 24/8 tới Hạm đội này sẽ được hồi sinh.

Theo Đô đốc John Richardson, trung tâm chỉ huy của hạm đội này sẽ cùng vị trí với Bộ Tư lệnh NATO ở Norfolk, cho phép Hoa Kỳ và các nước đồng minh của họ sẵn sàng chống lại các mối đe dọa từ phía Nga.

Hãng tin Fox News dẫn lời chuyên gia Lucas Tomlinson cho biết rằng, nguyên nhân chính khiến Hoa Kỳ phải thực hiện bước đi này là vì các tàu ngầm của Nga tích cực hoạt động ở khu vực Bắc Đại Tây Dương và Địa Trung Hải.

Nhớ lại rằng khi bắt đầu tham gia vào chiến dịch chống khủng bố ở Syria các tàu ngầm của Nga đã phóng hàng loạt tên lửa hành trình trước sự ngỡ ngàng của cả thế giới.

Ông Tomlinson tiếp tục nhấn mạnh rằng, hai tháng trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh ở Helsinki, tàu ngầm mới nhất của Nga ở Biển Trắng đã phóng bốn tên lửa đạn đạo với bán kính lên tới 6.000 dặm, cho phép họ tấn công Washington.

Mới đây nhất vào ngày 7/8 tàu ngầm Nga Severomorsk và tàu tuần dương Marshal Ustinov đia qua eo biển Manche vào Đại Tây Dương, gần bờ biển anh. Động thái này của Nga đã buộc các tàu chiến của Anh phải hoạt động liên tục cả ngày và đêm.

Rõ ràng chỉ trong một thời gian ngắn các tàu ngầm của Nga đã tăng cường các hoạt động của họ bằng 25 năm trước đó.

Ngoài ra, một nguyên nhân khác đó là Hoa Kỳ và đồng minh lo ngại sự tăng cường sự hiện diện của tàu ngầm Nga có thể sẽ kìm hãm các tàu các tàu chiến của họ, đặc biệt là trong vùng biển quốc tế.

Chưa dừng lại ở đó, Hoa Kỳ và đồng minh tiếp tục tìm mọi cách để kìm hãm sự phát triển của Nga. Theo đó vài ngày trước, Hoa Kỳ đã tuyên bố áp đặt thêm các lệnh trừng phạt đối với Nga vì nhiều cáo buộc khác nhau.

Với việc hạm đội 2 đi vào hoạt động cho thấy Tổng thống Mỹ Donald Trump đã sẵn sàng hành động tại Bắc Đại Tây Dương một cách mạnh mẽ và thuyết phục hơn.

Trước những những động thái này của Hoa Kỳ, thành viên của Hội đồng Khoa học của Hội đồng Bảo an Liên bang Nga, Tiến sĩ khoa học chính trị Andrei Manoylo tuyên bố rằng, Nga không đe dọa bất cứ ai trong lĩnh vực quân sự hoặc ngoại giao.

Đối với tất cả những lo ngại của Hoa Kỳ về sự hiện diện quân sự ngày càng tăng của Nga tại các khu vực khác nhau của thế giới là hệ quả khách quan của những cải cách của quân đội Nga và sức mạnh quân sự ngày càng tăng của họ.

Theo Chí Huy (Đất Việt)