Thế giới

"Soi" vòng phòng thủ cuối cùng của Mỹ trước tên lửa Triều Tiên

Nằm trong khu vực ít người sinh sống tại Alaska, căn cứ Fort Greely được xem là vòng phòng thủ cuối cùng của Mỹ trước các mối đe dọa tên lửa từ Thái Bình Dương. Kể từ khi căng thẳng với Triều Tiên leo thang, quân đội Mỹ tại đây lại càng thêm cảnh giác và sẵn sàng chiến đấu trong mọi hoàn cảnh.

Nằm trong khu vực ít người sinh sống tại Alaska, căn cứ Fort Greely được xem là vòng phòng thủ cuối cùng của Mỹ trước các mối đe dọa tên lửa từ Thái Bình Dương. Kể từ khi căng thẳng với Triều Tiên leo thang, quân đội Mỹ tại đây lại càng thêm cảnh giác và sẵn sàng chiến đấu trong mọi hoàn cảnh.

Căn cứ Fort Greely nằm trên một vùng đất lạnh buốt, gần như không có người ở và rộng đến 800ha.

Để chống lại các mối đe dọa tên lửa từ phía Thái Bình Dương, Mỹ còn có căn cứ Vandenberg ở California, tuy nhiên, Fort Greely vẫn là căn cứ chính.

Theo hãng tin CNN, hiện nay Fort Greely có 38 tên lửa nằm trong ống phóng dưới mặt đất và sẵn sàng sử dụng bất cứ lúc nào. Thêm 6 tên lửa đánh chặn khác sẽ được triển khai xuống các hầm phóng vào cuối năm nay.

Tên lửa này có chiều dài khoảng 16m, được thiết kế để tiêu diệt mục tiêu ở độ cao lớn, có khi nằm ngoài không gian vũ trụ. Nó không mang đầu đạn nổ mà là một đầu đạn động nặng nặng khoảng 65kg, sẽ bung ra từ hệ thống động cơ đẩy khi tiếp cận gần mục tiêu.

Do môi trường khí hậu lạnh giá mà, chỉ có khoảng 1.400 người sống xung quanh khu vực đặt căn cứ Fort Greely, trong đó chủ yếu là các quân nhân làm nhiệm vụ phòng thủ tên lửa và nhân viên các nhà thầu quân sự.

Theo CNN, 300 quân nhân ở Fort Greely đóng vai trò bảo vệ cho toàn bộ 300 triệu người dân Mỹ trong 50 bang.

Theo số liệu thống kê, trong 18 lần phóng thử tên lửa từ Fort Greely, chỉ có 10 lần nó tiêu diệt thành công mục tiêu, tương đương tỉ lệ gần 60%, tuy nhiên, các quân nhân tại đây tự tin rằng, họ có thể ngăn cản được mọi mối đe dọa từ Triều Tiên.

Từng có nhiều nhà lập pháp Mỹ kêu gọi gia tăng phòng thủ ở bờ đông, nhưng giới chức quân sự Mỹ cho rằng không cần thiết vì căn cứ quân sự ở Alaska và California như hiện nay là đủ rồi.

Theo Đặng Vũ (An Ninh Thủ Đô)