Thế giới

Số phận bất ngờ của chiến đấu cơ mạnh hơn F-22

Dù tiêm kích F-23 sở hữu nhiều ưu điểm hơn so với F-22, nhưng cuối cùng F-23 chịu thất bại cay đắng khi F-22 được lựa chọn. Vậy, đâu là nguyên nhân?

Dù tiêm kích F-23 sở hữu nhiều ưu điểm hơn so với F-22, nhưng cuối cùng F-23 chịu thất bại cay đắng khi F-22 được lựa chọn. Vậy, đâu là nguyên nhân?

Tạp chí quân sự Mỹ phân tích, mặc dù khả năng xoay trở của YF-22 tốt hơn, YF-23 có tốc độ siêu thanh cao hơn, đặc biệt là khi được trang bị động cơ YF120 của hãng General Electric, nó có thể đạt tốc độ Mach 1.8. Ngay cả với động cơ yếu hơn, YF-23 vẫn có thể bay một quãng đường dài với tốc độ trên Mach 1.4.

Dù F-22 (bản hoàn thiện) có thể đạt tốc độ Mach 1.8 nhưng độ bền của không cao. Thực tế, các phi công Mỹ lái F-22 đã từng nhận định rằng khả năng này không thực sự hữu dụng trong thực tế.

Mỹ thử nghiệm tiêm kích YF-23.
Mỹ thử nghiệm tiêm kích YF-23.

“Bay với tốc độ siêu thanh thực tế không thiết thực khi nhiên liệu có hạn”, một phi công Mỹ cho biết. “Cá nhân tôi thích một loại máy bay có thể nhanh chóng tăng và giảm tốc hơn là một máy bay có thể đạt tốc độ siêu thanh”.

Khi so sánh cả 2 dòng máy bay này cho thấy, cả YF-22 và YF-23 có tốc độ đối đa ngang nhau. Các nhà thiết kế coi tốc độ Mach 2.2 là ngưỡng mà hai phi cơ không được vượt quá, do lớp sơn tàng hình của máy bay sẽ bong ra nếu máy bay bay nhanh hơn.

Tuy nhiên máy bay YF-23 có tầm hoạt động rộng hơn và thiết kế của nó được coi là có thể hoạt động bí mật tốt hơn so với YF-22. Vậy tại sao YF-23 lại không được chọn? Có ba yếu tố chính đã giúp máy bay YF-22 được ưu ái hơn so với YF-23.

Đầu tiên là vấn đề chính trị. Theo một số nguồn tin, hãng Northrop và đối tác là hãng McDonnell Douglas đã lên án cách quản lý của Không quân Mỹ (USAF) đối với các máy bay ném bom B-2 và máy bay tiêm kích ngoài khơi A-12. Thứ hai là Hải quân Mỹ không mặn mà với YF-23. Lực lượng này có quyền đưa ra ý kiến về các loại máy bay sẽ được sử dụng và họ đã nghiêng về phía YF-22.

Theo ông Sherm Mullin, người đứng đầu dự án chế tạo máy bay chiến đấu khi đó của hãng Lockheed cho biết:

“Đội ngũ chúng tôi đã nỗ lực trong việc đưa ra mẫu thiết kế máy bay tiêm kích vào cuối năm 1989 và đầu năm 1990, và đã chế tạo được một chiếc phi cơ có thể gập cánh và bay tốc độ siêu thanh. Nó có thể cất cánh từ tàu sân bay và hoạt động trên biển. Sau này chúng tôi biết rằng Hải quân Mỹ đã ủng hộ sử dụng máy bay F-22”.

Hải quân Mỹ không ấn tượng với phiên bản sử dụng trên biển của YF-23 bởi họ không thích những thông số hai cánh của loại máy bay này.

Vấn đề tiếp theo đó là mặc dù Northrop tuân theo những yêu cầu mà USAF đề ra, Lockheed đã có cuộc trao đổi với Bộ Chỉ huy Không quân (ACC) về những gì họ thực sự cần. Mặc dù trên lý thuyết YF-23 có thể hoạt động bí mật tốt hơn, những người trong bộ chỉ huy vẫn chưa hoàn toàn tin rằng công nghệ tàng hình sẽ phát huy hiệu quả.

Trong khi đó, Bộ Chỉ huy Không quân muốn đảm bảo rằng loại máy bay này có thể xoay trở dễ dàng và nhanh chóng để có thể đánh bại bất kỳ máy bay địch trong tầm nhìn trong bất kỳ tình huống nào.

Lockheed thỏa mãn những mong muốn này của Không quân Mỹ bằng việc áp dụng đông cơ đẩy chuyển hướng lên F-22. Một số chuyên gia gọi YF-22 là “siêu F-15” và nó chính là loại vũ khí mà không quân Mỹ đang cần.

Sau khi YF-22 giành chiến thắng trước YF-23, nó được đổi tên thành F-22 Raptor. Hãng Pratt & Whitney giành được thầu chế tạo động cơ máy bay chiến đấu với F119, có độ tin cậy cao hơn mặc dù không mạnh như YF120 của General Electric.

Clip Mỹ thử nghiệm máy bay YF-23

Theo Ngọc Hòa (Đất Việt)