Thế giới

Scorpion Jet thay thế hoàn hảo cường kích A-10 Không quân Mỹ

Sau khí hoàn thành các cuộc thử nghiệm Scorpion sẽ là phương án thay thế hoàn hảo cho máy bay cường kích A-10 Thunderbolt II của Không quân Mỹ.

Sau khí hoàn thành các cuộc thử nghiệm Scorpion sẽ là phương án thay thế hoàn hảo cho máy bay cường kích A-10 Thunderbolt II của Không quân Mỹ.

Hiện nay họ đã tạo ra được một nguyên mẫu đầu tiên đó là Textron AirLand Scorpion hoặc đơn giản là Scorpion Jet.

Đại diện chính thức của Lực Lượng Không quân Lầu Năm Góc vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng về dự án này.

Tuy nhiên Textron hi vọng sẽ được trình diễn tại cuộc triển lãm hàng không của Không quân Mỹ diễn ra vào mùa hè tới, cụ thể thời gian tổ chức dự kiến sẽ vào tháng 9 năm nay.

Scorpion Jet thay the hoan hao cuong kich A-10 Khong quan My

Dự án tạo ra loại máy bay cường kích hạng nhẹ Scorpion của công ty Textron đang được Không quân Mỹ xem xét ký hợp đồng sản xuất.

“Máy bay cường kích Scorpion đã thực hiện chuyến bay thành công vài ngày trước. Chúng tôi hi vọng rằng chúng sẽ được tham dự chương trình bay trình diễn tại cuộc triển lãm hàng không sắp tới”, lãnh đạo công ty Textron, ông Scott Donnelly cho biết.

Trước đó vào tháng 3/2017, Không quân Mỹ đã chính thức phê duyệt chương trình thí điểm của công ty Textron về việc phát triển máy bay cường kích hạng nhẹ OA-X, theo đó công ty Textron sẽ giới thiệu phiên bản Scorpion Jet và thêm một máy bay thí điểm hạng nhẹ nữa là AT-6B Wolverine ở cuối hè này.

Lãnh đạo của Không quân Mỹ muốn nhìn thấy khả năng của các mẫu thử nghiệm máy bay cường kích tiên tiến trong cuộc triển lãm hàng không, nếu chúng bảo đảm các yêu cầu mà Không quân Mỹ đặt ra, công ty Textron sẽ nhận được hợp đồng sản xuất không nhỏ đối với loại máy bay này.

Máy bay cường kích Scorpion được phát triển bởi công ty Textron Airland bằng nguồn vốn tư nhân, sau khi hoàn thành họ nhắm tới các hợp đồng của Không quân Mỹ và các nước đồng minh. Một trong những ưu điểm của loại máy bay này là giá mua rất rẻ (khoảng 20 triệu USD) và chi phí vận hành rẻ hơn nhiều so với các dòng máy bay tiêm kích, cường kích khác của Mỹ.

Chiếc máy bay được trang bị động cơ turbofan Honeywell TFE731 vốn dùng cho máy bay thương mại. Loại động cơ này chỉ giúp cho Scorpion đạt tốc độ cận âm khoảng 833km/h, bù lại tầm bay của nó khá lớn lên tới 4.445 km, trần bay 13,7 km.

Các phi công bay thử nghiệm loại máy bay này đã nhận xét rằng, dù sở hữu động cơ không quá mạnh nhưng máy bay rất nhanh nhẹn, mạnh mẽ ngay cả khi chỉ bay với một động cơ.

Về khả năng chiến đấu, máy bay cường kích Scorpion được thiết kế khoang vũ khí trong thân cho phép mang 1,4 tấn bom và tên lửa. Không nhiều máy bay chiến đấu phản lực hiện nay (ngoài máy bay tàng hình) sở hữu khả năng này. Ngoài ra, 6 giá treo trên cánh cho phép mang thêm 2,8 tấn bom, tên lửa.

Gần đây trước sự phát triển nhanh chóng của lực lượng vũ trang Nga với hàng loạt các dự án triển vọng, Mỹ dường như cũng đang thay đổi chiến lược của mình. Họ tiến hành các cuộc thi nhằm tìm ra các dự án triển vọng để phát triển và trang bị chúng cho lực lượng vũ trang của mình.

Nếu dự án này được đặt hàng có khả năng chúng sẽ thay thế cho máy bay cường kích A-10 Thunderbolt II của Không quân Mỹ.

Theo Chí Huy (Đất Việt)