Thế giới

S-200 bắn trúng F-35I, máy bay Israel không dám giỡn mặt Syria?

Từ khi xuất hiện tin đồn F-35I bị S-200 bắn trúng, lực lượng quân đội Israel đã tiến hành tấn công quân đội Syria bằng các loại hỏa lực mặt đất.

Từ khi xuất hiện tin đồn F-35I bị S-200 bắn trúng, lực lượng quân đội Israel đã tiến hành tấn công quân đội Syria bằng các loại hỏa lực mặt đất.

Israel hai lần tấn công Quân đội Syria

Hôm 21 tháng 10, Lực lượng Phòng vệ Israel (Israel Defense Forces-IDF) tuyên bố đã phá hủy 3 khẩu pháo cỡ nòng 130mm của quân đội Ả Rập Syria (SAA) ở khu vực gần Cao nguyên Golan, ở miền Nam Syria.

IDF tuyên bố trong một thông cáo chính thức rằng, cuộc tấn công là một phản ứng trả đũa của lực lượng pháo binh nước này với việc pháo binh Syria đã nã 5 quả đạn pháo vào phần lãnh thổ của Israel quản lý (trái phép, trên vùng đất xâm chiếm của Syria trong cuộc chiến năm 1967).

Thông báo của Lực lượng Phòng vệ Israel nhấn mạnh rằng, "bất kỳ sự kiện nào tương tự trong tương lai cũng sẽ được IDF tăng cường các phản ứng đáp trả tương xứng”.

Quân đội nước này tuyên bố sẽ có những hành động cứng rắn để buộc chính quyền Damascus phải chịu trách nhiệm về những hành động của mình, Israel sẽ không dung thứ cho bất kỳ nỗ lực nào vi phạm chủ quyền của Israel hoặc đe doạ đến an ninh của thường dân Israel.

Cách đây 2 hôm, vào ngày 19/10, IDF cũng đã sử dụng một tên lửa Spike để tiêu diệt một pháo của SAA trong cùng một khu vực. Cuộc tấn công cũng được tuyên bố là nhằm đáp trả một quả đạn pháo được cho là đã rơi xuống phần đất của Israel trên Cao nguyên Gholan.

Thời gian qua, các lực lượng vũ trang Syria đang liên tiếp có được những thành công lớn trong cuộc chiến chống lại Liên minh khủng bố Hayat Tahrir al-Sham do Jabhat Fatah al-Sham lãnh đạo (trước đây là Jabhat al-Nusra, chi nhánh Al-Qaeda của Syria) trong khu vực miền Nam Syria.

Đầu tuần này, SAA và các đồng minh của đã tiến gần khu vực Tây Ghouta. Vào hôm 19/10, các lực lượng ủng hộ chính phủ Syria xác nhận rằng họ đã chiếm được ngọn đồi Bard'ayyah (Bard'ayyah Hill) gần ngôi làng Mughr al-meer, nằm ở phía đông thị trấn Beit Jinn ở Tây Ghouta.

Từ trước đến nay, Israel xem bất kỳ tiến bộ nào của SAA gần Cao nguyên Golan như là một mối đe dọa trực tiếp cho nó bởi vì nó có thể cho phép các chiến binh Hezbollah và Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) hoạt động gần biên giới của nó.

Do đó, trước những chiến thắng rực rỡ của Syria, Israel ngày 19/10 đã sử dụng tên lửa tấn công mặt đất Spike tấn công phá hủy một khẩu pháo 130mm của lực lượng pháo binh Syria ở căn cứ Qaus al-Sindiyana, phía nam làng Harfa, gần Cao nguyên Golan.

Theo các nguồn tin của lực lượng chính phủ Syria, Quân đội Israel phóng một tên lửa dẫn đường Spike NLOS do hãng Rafael nguyên cứu phát triển (tầm phóng lên tới 25km, vận tốc 180m/s), để phá hủy một khẩu pháo 130mm của lực lượng pháo binh Syria.

S-200 ban trung F-35I, may bay Israel khong dam gion mat Syria?

Xuất hiện thông tin cho rằng, máy bay F-35I Israel đã bị S-200 Syria bắn trúng

Máy bay Israel không dám áp sát Syria

Tuy nhiên, giới phân tích lưu ý đến việc 2 lần tấn công này, IDF chỉ sử dụng lực lượng hỏa lực mặt đất mà không sử dụng máy bay chiến đấu của mình để tấn công SAA ở miền nam Syria, kể từ khi Syria phóng tên lửa vào máy bay chiến đấu của Israel tại biên giới Syria-Lebanon.

Israel đã không sử dụng lực lượng không quân để tấn công, thậm chí, các máy bay chiến đấu của Không quân Israel (Israeli Air Force -IAF) cũng không thấy hiện diện trên bầu trời các vùng biên giới giáp với Syria và Lebanon. Đây là một điểm rất bất thường.

Theo đó, hôm 17/10, giới truyền thông thân Syria khẳng định rằng, trước khi bị máy bay Israel tấn công phá hủy, các bệ phóng tên lửa phòng không S-200 Angara của Lực lượng Phòng không-Không quân Syria đã bắn trúng máy bay tiêm kích tàng hình đa năng F-35I của Israel.

Mặc dù sau đó Quân đội Syria đã giải thích là một chiếc máy bay chiến đấu thế hệ 5 của không quân nước này là F-35I đã gặp sự cố va phải chim trong một chuyến bay huấn luyện trong không phận nước này và bị hỏng nhẹ, buộc phải tạm phải dừng bay vài tuần để sửa chữa.

Theo đó, chiếc tiêm kích tối tân F-35I Adir của không quân Israel đã va phải chim ngay trước khi hạ cánh tại căn cứ không quân Nevatim ở sa mạc Negev, miền Trung nước này. Cú va chạm không gây thiệt hại hay nguy hiểm nhưng chiếc máy bay cũng bị hư hỏng nhẹ ở lớp sơn tàng hình.

Do yêu cầu rất cao để duy trì khả năng tàng hình khi hoạt động, không quân nước này đã phải tạm ngừng hoạt động huấn luyện F-35I một vài hôm để phục vụ việc sơn phủ lớp bảo vệ mới cho chiếc tiêm kích này và sẽ nhanh chóng đưa nó trở lại hoạt động.

Mặc dù như thế nhưng giới phân tích cho rằng thông tin F-35I bị S-200 bắn trúng cũng không hoàn toàn vô lý, bởi việc máy bay Israel bị hỏng là điều có thật nhưng nước này đã không đưa ra được bất cứ video hay bức ảnh nào chứng minh vụ việc này chỉ là một tai nạn.

Hơn nữa, theo công bố của nhà sản xuất Lockheed Martin về các tính năng ưu việt của siêu tiêm kích này, khả năng chống va chạm với chim đã được tính toán rất kỹ trong quá trình thiết kế F-35 và nó đã trải qua nhiều thử nghiệm va chạm với chim với kết quả bảo vệ tuyệt.

Nếu quả thực chiếc chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 5 này thực sự có va chạm với chim thì nó có thể nhanh chóng sửa chữa nhỏ để tiếp tục hoạt động bình thường, bởi vì lớp vỏ tàng hình có khả năng chống va đập rất tốt của F-35I khó có thể bị hư hỏng nặng đến mức độ ngừng bay vài tuần.

Cùng với đó là việc máy bay Israel ngừng áp sát hoặc xâm nhập vào lãnh thổ Syria cho thấy, rất có khả năng việc F-35I bị S-200 bắn trúng là chính xác. Chính điều này đã khiến Israel tạm ngừng hoạt động của chiến đấu cơ ở trong lãnh thổ Syria, thậm chí là ở khu vực giáp biên giới nước này.

Theo Nhật Nam (Đất Việt)