Thế giới

Nga công bố thời điểm đưa vào trang bị tổ hợp Pantsir-SM

Ngày 8-10, hãng thông tấn TASS dẫn lời giám đốc Tổ hợp KBP tại Tula, Vladimir Popov cho biết, các nguyên mẫu chính thức của tổ hợp pháo-tên lửa phòng không tầm thấp thế hệ mới Pantsir-SM sẽ ra mắt ngay trong đầu năm 2017, để hoàn thành thử nghiệm và đưa vào trang bị Quân đội Nga trong đầu năm 2018.

Ngày 8-10, hãng thông tấn TASS dẫn lời giám đốc Tổ hợp KBP tại Tula, Vladimir Popov cho biết, các nguyên mẫu chính thức của tổ hợp pháo-tên lửa phòng không tầm thấp thế hệ mới Pantsir-SM sẽ ra mắt ngay trong đầu năm 2017, để hoàn thành thử nghiệm và đưa vào trang bị Quân đội Nga trong đầu năm 2018.

Theo các thông tin mới nhất, tính năng tác chiến của Pantsir-SM được đánh giá tăng 1,5-2 lần so với phiên bản tiêu chuẩn. Điều này có được là hệ thống ra-đa đa chức năng mảng định pha chủ động (AESA) mới do Tổ hợp thiết kế SKB phát triển. Với ra-đa mới, tầm giám sát của Pantsir-SM được tăng lên 70km (so với phiên bản cũ là 40km), tầm dẫn bắn mục tiêu tăng lên 40km. Ngoài ra, ra-đa AESA còn tăng số lượng mục tiêu giám sát cùng lúc và khả năng phát hiện các mục tiêu có tính bộ lộ ra-đa thấp, như tên lửa hành trình và mục tiêu bay trang bị công nghệ tàng hình.

Điểm khác biệt của Pantsir-SM là hệ thống ra-đa AESA công suất lớn cho phép tăng phạm vi giám sát và dẫn bắn. 
 
Pantsir-S1 trong biên chế Quân đội Nga. Ảnh; Rian 

Nếu đặc điểm kỹ chiến thuật của Pantsir-SM được xác nhận thì nó sẽ trở thành một trong những tổ hợp vũ khí phòng không tầm ngắn uy lực nhất thế giới hiện nay. Đặc biệt, Pantsir-SM cũng là sản phẩm thuần Nga, không phụ thuộc vào nguồn phụ kiện nhập khẩu từ các quốc gia SNG.

Pantsir-S1 (tên ký hiệu NATO SA-22 Greyhound) là một tổ hợp tên lửa-pháo phòng không. Nó có thể được đặt trên khung gầm xe bánh xích hoặc bánh lốp, hoặc đặt trên các bệ, trụ cố định. Tổ hợp phòng không Pantsir-S1 được gắn với một hệ thống ra-đa giám sát hỏa lực và cảm biến quang điện tử, hai khẩu pháo 30mm và các tên lửa tầm ngắn được điều khiển bằng sóng vô tuyến 57E6. Hệ thống này được thiết kế để bắn hạ một loạt các mục tiêu bay ở độ cao 5m-10km và trong phạm vi 200m-20km. Pantsir-S1 thường được sử dụng để bảo vệ các tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa như S-300 và S-400. Ngoài Quân đội Nga, tổ hợp Pantsir-S1 đang có trong biên chế Quân đội UAE, Syria, Iraq và Algeria. Với gói nâng cấp mới, Pantsir-SM có thể được trang bị thế hệ đạn tên lửa phòng không mới uy lực hơn. 

Mới đây, một số quốc gia Đông Nam Á ngỏ ý rất quan tâm tới Pantsir-S1, nhưng do giá thành tổ hợp quá cao nên không được lựa chọn. Tuy nhiên, với sự xuất hiện của Pantsir-SM, đây có thể là lựa chọn phù hợp cho các tổ hợp phòng không tầm ngắn cũ có nguồn gốc Liên Xô.

Theo Tuấn Sơn (Qdnd.vn)