Thế giới

Mỹ tìm ra cách chặn các loại tên lửa Nga?

Chuyên gia quân sự Mỹ hiến kế giúp các hệ thống phòng thủ của Mỹ có thể đánh chặn các cuộc tấn công bằng tên lửa từ phía Nga và Trung Quốc.

Chuyên gia quân sự, nhà phân tích của Hoa Kỳ, ông Tom Karako trong cuộc phỏng vấn với hãng tin BreakingDefense đã tiết lộ phương pháp Hoa Kỳ có thể chống lại các cuộc tấn công bằng tên lửa từ phía Nga.

Mỹ tìm ra cách chặn các loại tên lửa Nga?
Các loại tên lửa Nga đang khiến quân đội Mỹ đau đầu tìm cách đối phó.

Ông Karako khẳng định rằng, hiện nay Nga là một đối thủ rất nguy hiểm, họ sở hữu kho vũ khí hiện đại và rất đa dạng. Trong kho vũ khí của Nga không chỉ có các loại tên lửa thông thường mà còn có các loại tên lửa siêu chính xác có thể tiêu diệt mục tiêu trong mọi điều kiện thời tiết và điều kiện gây nhiễu.

Ngoài ra, còn một số loại tên lửa có thể tự thay đổi hướng bay.

Tất cả những tên lửa này khiến Hoa Kỳ gần như không thể đánh chặn và khiến các hệ thống phòng thủ của Mỹ trở nên vô dụng.

Thậm chí Hoa Kỳ sẽ đối mặt với những thách thức lớn hơn nữa khi Nga không ngừng phát triển các loại tên lửa siêu âm.

Tuy nhiên đây chưa phải là giới hạn cuối cùng của Nga. Hiện nay họ tiếp tục nghiên cứu và phát triển nhiều loại vũ khí chiến lược mới. Và thực tế như ngày hôm nay đều bắt nguồn từ phía Mỹ, ông Karado cho biết.

Hiện nay với những trang thiết bị quân sự của mình, Nga có thể dễ dàng phát hiện và phá huỷ hệ thống phòng thủ tên lửa của Hoa Kỳ, ví dụ tổ hợp Patriot và THAAD.

Những tổ hợp này có kích thước rất lớn, các trạm radar, trạm chỉ huy triển khai gần nhau, vì vậy khi hoạt động chúng tỏa nhiệt và phát ra nhiều sóng vô tuyến, dẫn đến chúng dễ dàng bị phát hiện và bị tiêu diệt.

Để chống lại mối đe dọa này, ông Tom Carneko đề xuất thay đổi khái niệm phòng thủ của hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ và làm cho nó được phân cấp. Theo các chuyên gia, để thực hiện khái niệm này đòi hỏi phải đầu tư cho quân đội.

Trước hết, Mỹ sẽ phải hoàn thành việc triển khai mạng IBCS (Integrated Air and Missile Defense Battle Command System). Theo nhà phân tích, các hệ thống phòng thủ có thể phân phối nhiệm vụ cho nhau.

Ví dụ tên lửa Patriot có thể tấn công mục tiêu nhưng không phải do hệ thống này phát hiện mà nhờ trạm radar của hệ thống THAAD.

Ngoài ra, Hoa Kỳ cần phải nâng cấp toàn bộ hệ thống bảo vệ khỏi các tên lửa hành trình, các UAV và các loại đầu đạn bay quỹ đạo không xác định.

Và một vấn đề quan trọng nữa là thay thế các bệ phóng đơn nhiệm thành các bệ phóng đa nhiệm. Các bệ phóng có thể sử dụng nhiều loại tên lửa khác nhau, có thể dùng để tấn công các mục tiêu và cũng có thể dùng để đánh chặn, ngăn cản đối phương tấn công.

Khái niệm mới này về cơn bản giống Multi-Mission Launcher (MML) nhưng quy mô của nó lớn hơn nhiều.

Để thực hiện nhanh chóng và thành công khái niệm mới này, ông Karado cho rằng, lực lượng phòng thủ Mỹ nên học kinh nghiệm của các hạm đội hải quân, họ sử dụng nhiều hệ thống khác nhau để truyền dữ liệu về mục tiêu giữa các tàu chiến với nhau.

Nếu thực hiện tốt những điều này sức mạnh phòng thủ cũng như tấn công của lực lượng này sẽ tăng đáng kể và cho phép chống lại mọi kẻ thù.

Nên nhớ rằng, với thực lực như hiện nay các hệ thống phòng thủ của Mỹ chỉ có khả năng đánh chặn các tên lửa như của Triều Tiên, còn đối với loại tên lửa công nghệ cao của Nga và Trung Quốc chúng gần như không thể chống lại, chuyên gia này kết luận.

Theo Chí Huy (Đất Việt)