Thế giới

Mỹ không tin SM-3 trong nhiệm vụ đối phó Triều Tiên

Để đối phó với kho tên lửa đạn đạo khó lường của Triều Tiên, Mỹ đã dùng đến tân binh SM-6 mà không phải những đạn tên lửa đình đám hiện nay.

Để đối phó với kho tên lửa đạn đạo khó lường của Triều Tiên, Mỹ đã dùng đến tân binh SM-6 mà không phải những đạn tên lửa đình đám hiện nay.

Theo Reuters, Cơ quan Phòng thủ Tên lửa Mỹ (MDA) và Hải quân Mỹ vừa thử nghiệm thành công khả năng đánh chặn của lá chắn tên lửa ngoài khơi bờ biển Hawaii bằng cách phóng đạn tên lửa thế hệ mới SM-6 từ chiến hạm USS John Paul Jones.

Đại diện của MDA cho biết, cuộc thử nghiệm đã tăng cường năng lực đánh chặn tên lửa đạn đạo cho hệ thống phòng thủ tên lửa trên biển. Hoạt động này đã diễn ra theo đúng kế hoạch trước đó và được thực hiện chỉ 1 ngày sau khi Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo Hwasong 12 qua không phận Nhật Bản vào rạng sáng 29/8.

My khong tin SM-3 trong nhiem vu doi pho Trieu Tien 

Chiến hạm Aegis Mỹ phóng tên lửa đánh chặn.

Thử nghiệm thành công với SM-6 mang nhiều ý nghĩa đặc biệt với Hải quan Mỹ bởi ngoài thông điệp cứng rắn nước này muốn gửi đến Triều Tiên, đây còn là lần đầu đạn tên lửa đánh chặn tối tân này được thử lửa trên hạm.

Trước khi có pha đánh chăn thành công này, hhồi tháng 6/2017, hãng tin DefenseTalk dẫn nguồn tin từ Lầu Năm góc cho biết, Mỹ đã phóng thử thành công đạn tên lửa đánh chặn mới SM-6 Block IA tại bãi thử White Sands, bang New Mexico.

Đây là lần thứ 3 vụ phóng thử tên lửa đánh chặn SM-6 Block IA được thực hiện thành công khi phóng từ mặt đất. Cũng theo nhận định của các chuyên gia tên lửa này đã được cải thiện khả năng kết nối với hệ thống điều phối hỏa lực Aegis.

Theo kế hoạch, các vụ phóng thử trên hạm của đạn tên lửa SM-6 Blk IA được bắt đầu từ mùa thu 2017 và sẽ hoàn thành quá trình thử nghiệm ngay trong năm 2018.

Đạn tên lửa đánh chặn SM-6 Block IA có thể đạt tầm bắn 240 km, độ cao diệt mục tiêu 33 km và tốc độ hành trình Mach 3,5. Với thông số này, nó được đánh giá là một trong những loại tên lửa đánh chặn hàng đầu thế giới hiện nay.

Không tin

Dù là những tên lửa thế hệ mới nhưng cả tầm bắn và độ cao đánh chặn của SM-6 khiêm tốn hơn hẳn SM-3 - thành phần chiến đấu chính hiện tại của chiến hạm Aegis Mỹ.

Và việc Mỹ tin dùng SM-6 sau khi Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo chỉ có thể được lý giải là Lầu Năm Góc đã thiếu niềm tin vào hệ thống vũ khí hiện tại sau thành tích đánh chặn nghèo trong những lần thử nghiệm gần đây.

Chính vì vậy, cùng với đẩy nhanh hoàn thiện đạn SM-6, Mỹ cũng quyết định phát triển và đưa vào thử nghiệm thế hệ tên lửa đánh chặn mới trong tuần tới.

Theo nguồn tin quân sự Mỹ, Triều Tiên đang trở thành tâm điểm nỗ lực của Mỹ vì lãnh đạo Kim Jong un có thể sẽ phóng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân nếu Washington tiếp tục chính sách chia rẽ hai miền bán đảo Triều Tiên và phát động một cuộc chiến xâm lược.

Triều Tiên vẫn chưa thử nghiệm với ICBM đúng nghĩa, nhưng các quan chức Lầu Năm Góc tin rằng lãnh đạo Bình Nhưỡng đang tiến nhanh theo con đường đó. Thiếu tướng Hải quân Mỹ Vincent Stewart cho biết, nếu "không bị kiểm soát", ông Kim Jong Un cuối cùng sẽ thành công.

Hiện tại, Mỹ đang có nhiều hệ thống phòng thủ tên lửa, nhưng một hệ thống được thiết kế đặc biệt để đối phó với ICBM của Triều Tiên có lẽ là thách thức lớn nhất về mặt công nghệ với Mỹ hiện nay.

Theo nguồn tin này, trong các cuộc thử nghiệm, tên lửa đánh chặn của Mỹ đã có được bước đột phá lớn khi đánh chặn thành công 9/17 ICBM từ năm 1999. Vụ thử gần đây nhất vào năm tháng 6/2014 cũng thành công, tuy nhiên những lần thử sau đó bị cho là thất bại.

Trong khi đó, những lần thử nghiệm từ chiến hạm Aegis gần đây còn cho thấy tình hình tồi tệ hơn với Mỹ khi hệ thống này với nòng cốt là những đạn SM-3 chỉ có thể đánh chặn thành công 50% mục tiêu là tên lửa đạn đạo bất chấp quỹ đạo bay đã được thông báo trước.

Theo Tuấn Hưng (Đất Việt)