Thế giới

Lộ Trung đoàn đầu tiên tiếp nhận tổ hợp SPYDER

Theo Thượng tá Tạ Minh Hưng, Trung đoàn tên lửa 236, Sư đoàn phòng không 361 sẽ là đơn vị đầu tiên được tiếp nhận hệ thống SPYDER do Israel sản xuất.

Theo Thượng tá Tạ Minh Hưng, Trung đoàn tên lửa 236, Sư đoàn phòng không 361 sẽ là đơn vị đầu tiên được tiếp nhận hệ thống SPYDER do Israel sản xuất.

"Không để Tổ quốc bị bất ngờ bởi những tình huống trên không", cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn đã nỗ lực rất cao, "Bảo đảm vũ khí, khí tài các phân đội trực ban khối A, khối B luôn đạt 100% SSCĐ thực chất" - Đại úy Nguyễn Trung Phong - Chủ nhiệm Kỹ thuật Trung đoàn 236 khẳng định.

Nhiệm vụ bảo vệ an toàn vùng trời Thủ đô hết sức nặng nề, trong khi đó, mặc dù từng lập nhiều chiến công xuất sắc, nhưng qua nhiều nhiều năm sử dụng, hầu hết các bộ khí tài đã xuống cấp khiến công tác đảm bảo hệ số kỹ thuật khó khăn.

Với nhiệm vụ nặng nề đó và với chủ trương đẩy mạnh xây dựng Quân chủng PK-KQ tiến thẳng lên hiện đại, Trung đoàn tên lửa 236 được ưu tiên trang bị các tổ hợp tên lửa phòng không SPYDER tiên tiến do Israel sản xuất.

Lo Trung doan dau tien tiep nhan to hop SPYDER
Các thành phần của tổ hợp SPYDER.

Theo trang military-informant, để gia nhập lực lượng phòng không Việt Nam, hệ thống tên lửa phòng không SPYDER do Israel chế tạo đã giành chiến thắng trước hệ thống Pantsir-S1 của Nga trong cuộc đua tại Việt Nam, tuy nhiên nguồn tin này không tiết lộ thông tin chi tiết về vấn đề này cũng như lý do vì sao tổ hợp SPYDER lại giành được chiến thắng.

Hiện tại chưa có nguồn tin chính thức nào nói về "cuộc đua" trên, nhưng nếu là ứng viên cạnh tranh trực tiếp với tổ hợp Pantsir-S1 của Nga thì khả năng cao phiên bản Việt Nam đặt mua là SPYDER-SR. Tuy nhiên, hai hệ thống này vẫn có nhiều sự khác biệt.

Đầu tiên, nếu xét về mục đích sử dụng thì SPYDER-SR/MR chủ yếu được dùng để làm lá chắn phòng thủ điểm, còn Pantsir-S1 hay bố trí kèm theo các hệ thống phòng không tầm xa khác như S-300, S-400 với nhiệm vụ bảo vệ các tổ hợp này. Ngoài ra, Pantsir-S1 là tổ hợp pháo - tên lửa phòng không tích hợp nên so sánh nó với SPYDER-SR là hơi khập khiễng.

SPYDER được thiết kế để phục vụ cho việc tổ chức tác chiến phòng không theo phương thức tác chiến mạng trung tâm, tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết, có khả năng cơ động tự hành cao, chuyển cấp chiến đấu nhanh và ngắm bắn được nhiều mục tiêu cùng lúc.

Tổ hợp có khả năng tiêu diệt các loại mục tiêu bay gồm máy bay tiêm kích, trực thăng, máy bay không người lái, tên lửa hành trình và các loại bom, đạn có điều khiển khác được phóng từ xa trong môi trường chế áp điện tử mạnh.

SPYDER được trang bị khí tài trinh sát quang điện tử thụ động TOPLITE trên từng xe bệ phóng để đảm bảo khả năng phát hiện và chỉ thị mục tiêu cho đạn tên lửa ngay khi xe đang hành tiến và trong trường hợp kênh trinh sát vô tuyến bị gây nhiễu.

Hệ thống SPYDER sử dụng 2 loại đạn tên lửa: đạn tên lửa có đầu tự dẫn ra đa vô tuyến chủ động Derby và đạn tên lửa có đầu tự dẫn thụ động công nghệ ảnh nhiệt hồng ngoại 2 băng sóng Python-5.

Các đạn tên lửa này có thể được khí tài trinh sát mục tiêu trên xe chỉ huy hoặc trên xe bệ phóng chỉ thị mục tiêu trước khi phóng (Lock On Before Launch) khi mục tiêu nằm trong tầm bắt bám của đầu tự dẫn trên đạn tên lửa. Hoặc chúng tự phát hiện mục tiêu được chỉ định sau khi phóng (Lock On After Launch) khi mục tiêu nằm ngoài tầm bắt bám của đầu tự dẫn trên đạn tên lửa.

SPYDER ứng dụng công nghệ truyền dữ liệu vô tuyến tự động qua băng sóng VHF/UHF, được mã hoá và kháng nhiễu giữa các xe trong tổ hợp và giữa tổ hợp với các bộ phận khác nhau của hệ thống phòng không hợp nhất từ khoảng cách 100 km.

Đây là yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo mạng lưới thông tin chỉ huy kịp thời, chính xác, bí mật và an toàn của tổ hợp trong tác chiến phòng không hiện đại.

SPYDER có các tính năng chống chế áp điện tử để đối phó hiệu quả và triệt tiêu ưu thế của địch trong tất cả các khâu của tác chiến phòng không từ trinh sát, phát hiện mục tiêu, đảm bảo thông tin chỉ huy và chỉ huy xạ kích.

Clip hệ thống SPYDER diệt gọn mục tiêu

Theo Tuấn Vũ (Đất Việt)