Thế giới

Kinh dị cách lính Liên Xô nhảy dù trong CTTG 2

Trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, lính Liên Xô nhảy dù bằng cách mở cửa máy bay sau đó đi bộ ra phía cánh phi cơ TB-3 và trượt xuống.

Trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, lính Liên Xô nhảy dù bằng cách mở cửa máy bay sau đó đi bộ ra phía cánh phi cơ TB-3 và trượt xuống.
 
Theo War History Online, nhảy dù đổ quân là lĩnh vực khá mới trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Lúc đó chưa có các máy bay chuyên dụng cho nhiệm vụ này. Tuy nhiên, quân đội Liên Xô có phương pháp cải tiến khá thú vị bằng cách sử dụng máy bay ném bom hạng nặng Tupolev TB-3.
 
TB-3 là loại máy bay ném bom hạng nặng 4 động cơ được phát triển bởi công ty Tupolev năm 1930. Trong những năm Chiến tranh Thế giới thứ 2, ngoài nhiệm vụ ném bom, một số phi cơ này được cải tiến để chở lính dù đổ bộ xuống các khu vực trận địa.
 
Phi cơ TB-3 có thể chở theo 35 lính dù. Do máy bay không có cửa phía sau nên binh lính vào trong khoang thông qua cửa dành cho pháo thủ bằng cách leo lên cánh.
 
Nhảy dù từ phi cơ là một công việc đầy mạo hiểm. Các lính dù phải leo lên lưng máy bay sau đó đi tới cánh chính. Họ sẽ trượt xuống và bung dù.
 
Diện tích cánh máy bay khá lớn đủ chỗ cho nhiều lính dù bám trên đó và trượt xuống. Nguyên soái Mikhail Tukhachevsky là người có công lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển của lính dù trong quân đội Liên Xô.
 
Các binh lính bung dù sau khi nhảy khỏi máy bay. Phương pháp độc đáo này đã tạo tiền đề cho sự phát triển của lực lượng đổ bộ đường không quân đội Nga ngày nay.
 
Đến năm 1933, Hồng quân Liên Xô có 29 tiểu đoàn với quân số 8.000 lính dù được đào tạo bài bản. Lính dù đã có đóng góp quan trọng trong chiến thắng của Hồng quân trước quân đội Đức Quốc xã.
 
>> Cận cảnh xe chiến đấu nhảy dù nguy hiểm của Trung Quốc
 
Theo Quốc Việt (Zing.vn)