Thế giới

Giới quân sự Mỹ tranh cãi về cường kích tốt nhất nước này

Một số quan chức Mỹ lập luận, cường kích A-10 là giải pháp chi viện hỏa lực tầm gần tốt nhất hiện nay, số khác cho rằng nó không có khả năng sống sót trước mối đe dọa phòng không.

 

 Một số quan chức Mỹ lập luận, cường kích A-10 là giải pháp chi viện hỏa lực tầm gần tốt nhất hiện nay, số khác cho rằng nó không có khả năng sống sót trước mối đe dọa phòng không.

Một số nhà phân tích, chính trị gia lại cho rằng, A-10 là giải pháp chi viện hỏa lực tầm gần tốt nhất. Thậm chí, Quốc hội Mỹ còn yêu cầu không quân phải chứng minh F-35 hiệu quả hơn A-10 trong tấn công mặt đất. Sau đó, Quốc hội mới xem xét đề xuất ngưng hoạt động A-10 của không quân.

Theo National Interest, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) đã tổ chức một buổi hội thảo vào ngày 23/6 để bàn về số phận của Warthog. Buổi hội thảo có sự tham dự của tướng Mark Milley – Tham mưu trưởng quân đội Mỹ.

Sự thay đổi về phòng không

Câu hỏi về khả năng sống sót của A-10 trong môi trường có mối đe dọa phòng không cao được phe ủng hộ loại biên nhấn mạnh khi bàn về chiến đấu cơ này. Tướng Milley nhấn mạnh, quân đội đang tích cực huấn luyện chiến đấu trong môi trường bất lợi về ưu thế trên không. Lý do cho sự thay đổi này là quân đội đang phải đối mặt với những thách thức mới sau gần 2 thập kỷ tập trung vào cuộc chiến chống nổi dậy.

Gioi quan su My tranh cai ve cuong kich tot nhat nuoc nay hinh anh 1
Giới quân sự Mỹ tin rằng, A-10 khó lòng sống sót trước các loại hệ thống phòng không tầm thấp tích hợp như Pantsir-S1. Ảnh: Sputnik

Ví dụ điển hình được các quan chức đề cập đến là chiến trường châu Âu – nơi các mối đe dọa từ quá trình hiện đại hóa quân đội Nga đã thúc đẩy phản ứng từ NATO. Trong trường hợp xảy ra xung đột ở Đông Âu, A-10 có thể không đủ khả năng tiếp cận đủ gần để tấn công xe bọc thép của Nga.

Lực lượng tăng thiết giáp của Nga luôn được hộ tống bởi các hệ thống phòng không tích hợp rất có năng lực. Ngoài ra, các hệ thống phòng không tầm trung như Buk-M3, Buk-M2 (SA-17) là những sát thủ đáng sợ đối với sự sống còn của A-10. Theo một số nguồn tin ở Nga, Buk-M3 thậm chí còn tốt hơn so với một số phiên bản của hệ thống phòng không tầm xa S-300.

Một số quan chức quân đội lập luận rằng, những khu vực được bảo vệ bởi Buk-M3 và SA-17 là những “vùng cấm bay” đối với máy bay chiến đấu thế hệ 4. Ngay cả hệ thống phòng không tầm thấp tích hợp như Pantsir-S2 có thể tiêu diệt mục tiêu ở cự ly 30 km, tầm cao 10 km.

Phiên bản cũ hơn là Pantsir-S1 có thể tấn công 12 mục tiêu chỉ trong một phút. Thậm chí, Nga đang phát triển một phiên bản của Pantsir có thể nhảy dù từ máy bay vận tải cho phép triển khai tác chiến ở bất kỳ nơi đâu.

Kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, quân đội Mỹ đã quá quen với việc không quân luôn đảm bảo ưu thế tuyệt đối trên không cho lực lượng mặt đất. Trong khi đó, bối cảnh hiện tại đang thay đổi, quân đội Mỹ đang học cách để thích nghi với cuộc chiến bất lợi về ưu thế trên không, nơi quân đội Mỹ có thể bị máy bay đối phương tấn công kể từ khi Chiến tranh Triều Tiên kết thúc.

Hiệu quả và chi phí

Phát biểu tại cuộc hội thảo, tướng Milley cho rằng, chi phí, hiệu quả là những yếu tố mà không quân quan tâm đối với loại máy bay dùng cho nhiệm vụ chi viện hỏa lực đường không. “Tôi có thể cần ít thời gian để  bảo trì hơn nếu đó là máy bay ném bom B-52, B-1, máy bay chiến đấu F-16, F-15 và cường kích A-10”, tướng Milley nói tại hội thảo.

Gioi quan su My tranh cai ve cuong kich tot nhat nuoc nay hinh anh 2
Hiệu quả cao, chi phí thấp, hỏa lực mạnh của A-10 là những yếu tố được các chính trị gia đánh cao. Ảnh: Không quân Mỹ

Tướng Milley nhấn mạnh rằng, ông tin tưởng không quân sẽ làm tốt vai trò hỗ trợ hỏa lực trên không bất kể sử dụng loại máy bay nào. Ông tin không quân sẽ lựa chọn những chiến đấu cơ tốt nhất để hoàn thành nhiệm vụ.

Trong khi đó, các nhà lập pháp ở Hạ viện và Thượng viện đều cho rằng, F-35 không đủ khả năng thay thế Warthog trong các nhiệm vụ hỗ trợ hỏa lực trên không. Việc rút A-10 khỏi dịch vụ sẽ tạo ra một khoảng trống lớn trong năng lực tác chiến trên không, hỗ trợ cho các hoạt động trên mặt đất.

Bên cạnh đó, chi phí vận hành, bảo trì của F-35 sẽ là gánh nặng không nhỏ trong bối cảnh giảm ngân sách quốc phòng. Ngoài ra, dự án tiêm kích đắt nhất lịch sử đang đối mặt với nhiều vấn đề kỹ thuật.

“Cắt giảm một loại vũ khí mà không có phương tiện thay thế có khả năng tương đương là một ví dụ điển hình về giải pháp tài chính đơn thuần, chứ không phải là một chiến lược dựa trên nhu cầu quốc phòng cần thiết”, trích lá thư của các nhà lập pháp phản đối kế hoạch nghỉ hưu A-10 của Lầu Năm Góc trong năm 2015.

Số phận cuối cùng của A-10 vẫn chưa được quyết định, nhưng tiếp tục hoạt động hay ngưng sử dụng cường kích A-10 sẽ còn là chủ đề gây tranh cãi trong giới quân sự Mỹ.

Theo Quốc Việt (Zing.vn)