Thế giới

F-16 Falcon đủ sức đấu tay đôi với Su-35

Dù được Mỹ trang bị cách đây hàng chục nhưng theo chuyên gia Mỹ, F-16 Falcon vẫn hoàn toàn đủ sức đấu tay đôi với Su-35 trong không chiến tầm xa.

Dù được Mỹ trang bị cách đây hàng chục nhưng theo chuyên gia Mỹ, F-16 Falcon vẫn hoàn toàn đủ sức đấu tay đôi với Su-35 trong không chiến tầm xa.

Tuy nhiên theo Dave Majumdar, trong các tình huống cận chiến tiêm kích F-16 không phải chịu lép vế bởi hiệu quả chiến đấu có thể phải phụ thuộc nhiều vào khả năng của phi công và tính năng của những loại vũ khí được trạng bị.

F-16 Falcon du suc dau tay doi voi Su-35

Tiêm kích F-16.

Cuộc đối đầu giữa tên lửa tầm gần R-73 trên Su-35 và AIM-9X của F-16 khi cận chiến ở khoảng cách nhìn thấy đối phương bằng mắt thường sẽ dẫn đến tình huống khó tránh khỏi là hủy diệt lẫn nhau trên cơ sở kỹ thuật bay không chiến.

Khi thực chiến trong điều kiện như vậy, Su-35 của Nga có lợi thế hơn nhờ khả năng siêu cơ động. Tất nhiên, Dave Majumdar cho rằng một phi công có kinh nghiệm và giờ bay lớn trên F-16 vẫn hoàn toàn đủ sức có thể vô hiệu đòn đánh của Su-35 và khiến máy bay Nga nằm đất.

Việc Dave Majumdar dùng tiêm kích F-16 (thực hiện chuyến bay đầu tiên từ năm 1974) để so sánh với chiến đấu cơ mới nhất của Nga về thực chất đang hạ thấp Su-35 và cách so sánh này được xem là không thỏa đáng, một chuyên gia quân sự cấp cao khác của Mỹ là Kyle Mizokam nhận định.

Theo vị chuyên gia này, xét về năng lực được công bố, hầu hết những phi đội hiện tại của Mỹ đều có thể bị xếp xó khi phải đối đầu với Su-35 của Không quân Nga.

Thậm chí nhiều chuyên gia an ninh của Mỹ còn nhận định rằng, tiêm kích đa năng F-16 đang dần lỗi thời trước các chiến đấu thế hệ mới của Nga lẫn Trung Quốc. F-16 đã không còn đủ khả năng duy trì thế áp đảo trên không cho Không quân Mỹ trước các đối thủ hơn tầm như Su-35 của Nga.

Tiêm kích đa năng Su-35 là biến thể cải tiến sâu của chiến đấu cơ huyền thoại Sukhoi Su-27 và là chiến đấu cơ thế hệ 4++ của Nga được đưa vào sản xuất từ năm 2007. Cuộc chiến đầu tiên Su-35 tham gia trong biên chế Không quân Nga chính là tại Syria khi nó được điều động để hộ tống phi đội máy bay ném bom Nga tại đây.

Mizokami giải thích: "Su-35 không cần lén lút tấn công phi đội F-16 khi nó có thể phát hiện ra các máy bay Mỹ từ xa trước khi F-16 kịp làm điều gì đó và chính điều này đã khiến Mỹ mất đi khả năng áp đảo trên không.

Ngay cả trong một trận chiến solo một-một F-16 cũng không đủ khả năng đối đầu Su-35 khi chiến đấu cơ đến từ Nga có khả năng cơ động cao hơn và trang bị vũ khí mạnh hơn".

Còn khoảng cách giữa F-16 và Su-57 còn xa hơn cả so với Su-35. Khi Su-57 là mẫu chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 5 của Nga và nó đang gần hoàn tất quá trình thử nghiệm trước khi được đưa vào trang bị trong Không quân Nga trong năm 2018.

F-16 Falcon du suc dau tay doi voi Su-35

Tiêm kích Su-35 Nga.

Những đánh giá trên của Mizokami chỉ mới nói tới một phần sức mạnh của Su-35 khi dòng chiến đấu cơ này còn có thể làm nhiều điều hơn thế. Và không chỉ F-16 mà còn nhiều dòng chiến đấu cơ khác của Mỹ cũng nằm trong tình trạng tương tự.

Không quân Mỹ dù biết rõ điểm yếu của F-16 và đã cố gắng nâng cấp chúng nhưng do đã có hàng chục năm hoạt động nên dòng chiến đấu cơ này không thể theo kịp các mẫu máy bay khác.

Và không chỉ riêng mình Không quân Mỹ mà nhiều nước đồng minh của Mỹ tại Châu Âu và Đông Âu đều được trang bị F-16 với nhiều biến thể khác nhau. Do đó trong một cuộc chiến giả định ở tương lai lực lượng không quân Phương Tây khó có thể đối đầu với Nga nếu như họ không thay đổi cách tiếp cận của mình.

Theo Tuấn Vũ (Baodatviet.vn)