Thế giới

BMPT T-15 là ý tưởng đặc biệt dành cho tác chiến hiện đại

BMPT T-15 có nhiều đặc điểm khác biệt hoàn toàn so với các dòng xe chiến đấu bộ binh trước đây và có khả năng tác chiến hoàn toàn vượt trội với địa hình chiến trường như ở Trung Đông hay châu Âu so với các dòng xe chiến đấu hiện nay của Mỹ...

BMPT T-15 có nhiều đặc điểm khác biệt hoàn toàn so với các dòng xe chiến đấu bộ binh trước đây và có khả năng tác chiến hoàn toàn vượt trội với địa hình chiến trường như ở Trung Đông hay châu Âu so với các dòng xe chiến đấu hiện nay của Mỹ...

BMPT T-15 có nhiều đặc điểm khác biệt hoàn toàn so với các dòng xe chiến đấu bộ binh trước đây và có khả năng tác chiến hoàn toàn vượt trội với địa hình chiến trường như ở Trung Đông hay châu Âu so với các dòng xe chiến đấu hiện nay của Mỹ.

Xe chiến đấu hộ vệ tăng (BMPT) T-15 hay Object 149 được phát triển trên cơ sở khung gầm Armata. Ảnh: RIAN
 
Việc sử dụng chung khung gầm Armata giúp đơn giản hóa việc bảo dưỡng và hậu cần. Ảnh: RIAN 
 
Hỏa lực hỗn hợp giữa pháo 30mm và tên lửa chống tăng Kornet. Ảnh: RIAN. 

Chuyên gia quân sự S. Roble đánh giá, T-15 là sự kết hợp giữa xe chiến đấu bộ binh và xe bọc thép chở quân. Thiết kế của dòng BMPT này thể hiện rõ ràng sự thay đổi của đặc điểm tác chiến vốn tồn tại từ thời chiến tranh Lạnh tới nay: Xe tăng là lực lượng chính với khả năng cơ động và hỏa lực mạnh giúp xuyên thủng tuyến phòng ngự có chiều sâu của đối phương. Đặc điểm này đã dần thay đổi kể từ những năm 1990 trở lại đây, khi các cuộc xung đột chỉ mang tính cục bộ, khu vực với đặc điểm chính là tác chiến bất đối xứng và tác chiến trong đô thị. Với điều kiện trên, các dòng BMP, BTR vốn được phát triển cho các tác chiến tổng lực trở nên dễ tổn thương nếu thiếu sự hỗ trợ của lực lượng bộ binh tùng thiết. Mặt khác, vũ khí chống tăng cá nhân hiện đại đã có đủ khả năng tiêu diệt mọi phương tiện thiết giáp được bảo vệ tốt nhất hiện nay. Ví dụ rõ ràng cho vấn đề này được thể hiện rõ ràng tại chiến trường Beirut (Lebanon), Grozny (Chesnya), Fallujah (Iraq), Gaza (Palestine) hoặc Aleppo (Syria).

“Nếu có xảy ra chiến tranh tổng lực ở thời hiện đại, có thể dễ dàng hình dung ra sự mong manh của các xe bọc thép khi trúng một phát đạn rocket hoặc tên lửa chống tăng, kể cả khi nó đang ẩn náu ở tuyến 2”, ông S. Roble bình luận.

Chính vấn đề trên đã buộc Quân đội Israel dần chuyển dịch từ các đơn vị xe tăng sang các dòng xe bọc thép hạng nặng sử dụng khung gầm của xe tăng với hỏa lực chống bộ binh mạnh mẽ.

Xét về khả năng sống sót, BMPT T-15 với trọng lượng 49 tấn gần tương đương xe tăng hiện đại và có vận tốc di chuyển tới 70km/giờ, cao hơn nhiều so với dòng IFV Bradley nặng 30 tấn của Quân đội Mỹ. Hỏa lực của T-15 là sự kết hợp giữa pháo 30mm và các tổ hợp tên lửa chống tăng có điều khiển mạnh mẽ Kornet đảm bảo cho khả năng tác chiến hỗn hợp chống mục tiêu cứng và mềm.

“Có một câu hỏi đáng lưu tâm Nga sẽ sản xuất bao nhiêu chiếc T-15 và bao nhiêu trong số chúng được biên chế cho quân đội. Điều này sẽ giúp chúng ta xác định rõ Quân đội Nga có bao nhiêu đơn vị bộ binh cơ giới hiện đại phối hợp cùng các trung đoàn xe tăng. Với thiết kế mang tính cấp tiến, T-15 cũng có thể tác chiến độc lập với vai trò như một đơn vị vũ khí chống tăng”, ông S. Roble nói.

Theo lời chuyên gia này, tác chiến đô thị trong tương lai sẽ là một hình thái tác chiến phổ biến. Chiến trường ở thành phố Aleppo và tương lai là Mosul sẽ là nơi thử nghiệm và hoàn thiện hình thái tác chiến này. Ý tưởng ra đời của T-15 chính là dành để giải quyết hình thái chiến đấu dạng này.

Theo Tuấn Sơn (Qdnd.vn)