Thế giới

Bí quyết sống sót trong giá lạnh của đặc nhiệm Mỹ

Những binh sỹ thuộc lực lượng đặc nhiệm Hải quân Mỹ phải hoàn thành những bài tập căng thẳng đến cực độ, thiếu ngủ trầm trọng và đặc biệt phải chịu mức lạnh cực độ của nước biển giá băng.

Những binh sỹ thuộc lực lượng đặc nhiệm Hải quân Mỹ phải hoàn thành những bài tập căng thẳng đến cực độ, thiếu ngủ trầm trọng và đặc biệt phải chịu mức lạnh cực độ của nước biển giá băng.

Các binh sỹ thuộc Lực lượng Hải quân Mỹ đang trèo lên một thang cuốn gắn bên ngoài một giàn khoan dầu khí trong khoá huấn luyện quân sự

 
Có rất nhiều bí quyết giúp họ hoàn thành các bài huấn luyện cực độ trên. Tuy nhiên có một bí quyết khá quan trọng mà nếu không có nó, những huấn luyện viên của họ sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc biết được học viên nào có "đủ sức" để tiếp tục chương trình. Bởi vì không phải binh sỹ nào cũng có thể chất tốt như nhau và chẳng may nếu một vài người trong số tất cả bị shock nhiệt hoặc giảm thân nhiệt đột ngột, hệ tim mạch cũng như thần kinh và các cơ bắp của người đó sẽ không vận hành chính xác nữa. Thậm chí bản thân người bị giảm thân nhiệt cũng không ý thức được tình trạng hiểm nghèo của mình và nếu huấn luyện viên không phát hiện kịp thời, đó có thể là sự hối hận lớn nhất trong cả đời của ông ấy.
 
Vì vậy các sỹ quan huấn luyện đặc nhiệm hải quân Mỹ cần một thiết bị hỗ trợ giúp họ theo dõi tình trạng sức khoẻ của các học viên. Trong 25 năm qua, quân đội Mỹ sử dụng những viên nhiệt kế để theo dõi nhiệt độ cơ thể của các binh sỹ trong nhiều nhiệm vụ đòi hỏi khắt khe về thể chất. Viên nhiệt kế này được sử dụng như một viên thuốc thông thường - các binh sỹ chỉ cần uống nước và nuốt chúng vào bụng.
 
CorTemp, tên thương mại của viên thuốc, được phát triển vào giữa những năm 1980 bởi phòng thí nghiệm vật lý ứng dụng Johns Hopkins và Trung tâm không gian Goddard. Ban đầu, những viên nhiệt kế này thực chất là những cảm biến siêu nhỏ có nhiệm vụ đo thân nhiệt nhằm phát hiện tình trạng sốt cao hoặc giảm nhiệt đột ngột trong cơ thể các phi hành gia khi ở ngoài không gian. Nhưng về sau nó cũng được dùng cho các chương trình huấn luyện đặc nhiệm của Mỹ.
 
Đối với các binh sỹ thuộc lực lượng đặc nhiệm Hải quân Mỹ, họ phải nuốt một viên nang bọc silicon có kích thước khá nhỏ. Bên trọng mỗi viên nang đều chữa một viên pin siêu nhỏ và một cảm biến thân nhiệt bằng thạch anh.
 

Cấu tạo của viên nang CorTemp

 
Có thời lượng hoạt động trong hai tiếng đồng hồ, cảm biến tinh thể thạch anh sẽ rung ở tần số tương đối thấp so với nhiệt độ cơ thể và truyền những tín hiệu vô hại với cơ thể người tới máy giám sát.
 
Y tá Hải quân sau đó có thể theo dõi nhiệt độ cơ thể của các binh sỹ trong thời gian thực thông qua máy đo tổng. Có rất nhiều vị trí có thể đưa được nhiệt độ cơ thể. Mà một trong những vị trí thường được chọn nhất là khu vực vùng lưng.
 
CorTemp sẽ được đào thải an toàn qua đường tiêu hoá sau 18 - 30 giờ kể từ khi uống. Viên nang này có giá khoảng 50 USD và thường được sử dụng trong các khoá huấn luyện của Lực lượng không quân vận tải (SWCC) tại cơ sở ở Coronado, bang California. Tại đó, các binh sỹ sẽ phải bơi trong một vùng biển rộng có nhiệt độ nước dao động từ 9 - 22 độ C.
 
Theo Trung úy Hải quân Ben Tisdale: "Đối với những binh sỹ thuộc Lực lượng không quân vận tải, viên nang này sẽ dùng để theo dõi nhiệt độ cơ thể và chỉ được áp dụng trong huấn luyện, đào tạo. Việc sử dụng các viên nang này đảm bảo cho các học viên có thể hiểu được tác động của nước lạnh, đồng thời cho phép đội ngũ y tế và đào tạo có thể bảo đảm các thông số an toàn cho quá trình huấn luyện".
 
 
Ngoài ra, những viên nang này cũng được sử dụng bởi Liên đoàn bóng bầu dục quốc gia Mỹ (NFL), một số lực lượng quân đội Châu Âu, sở cứu hoả ở Mỹ và Úc.
 
>> Những đội đặc nhiệm tinh nhuệ nhất nước Mỹ
>> Những phương tiện độc đáo của đặc nhiệm Mỹ
 
Theo Tiến Thanh (Vnreview.vn)