Pháp luật >> Ông Đinh La Thăng và hàng loạt 'sếp lớn' PVN bị khởi tố

Ông Đinh La Thăng bị tuyên phạt 13 năm tù, bồi thường 30 tỷ đồng

Clip Thẩm phán đọc bản án tại phiên toà xét xử Đinh La Thăng sáng nay (22/1)

Sáng nay (22.1), TAND TP.Hà Nội đã tuyên phạt ông Đinh La Thăng - nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) 13 năm tù và phải bồi thường 30 tỷ đồng.

Chủ tọa phiên tòa đọc hình phạt với các bị cáo

Sáng nay, sau 14 ngày xét xử và nghị án, TAND Hà Nội tuyên án với ông Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh cùng 20 đồng phạm trong vụ án Cố ý làm trái và Tham ô tài sản xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng công ty Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC).

Hơn hai tiếng đọc bản án, HĐXX tuyên phạt bị cáo Đinh La Thăng án 13 năm tù. Bị cáo Trịnh Xuân Thanh bị phạt 14 năm tù về tội Cố ý làm trái, tù chung thân về tội Tham ô tài sản; tổng hợp hình phạt là tù chung thân. Cựu Tổng giám đốc PVN Phùng Đình Thực nhận mức án 9 năm tù.

TAND Hà Nội đánh giá đây là vụ án kinh tế tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng. Ông Đinh La Thăng (cựu Chủ tịch HĐQT PVN), Trịnh Xuân Thanh (cựu Chủ tịch HĐQT PVC) cùng các bị cáo đều giữ vị trí chủ chốt trong tập đoàn kinh tế nhà nước và khi được giao dự án mang tầm quan trọng chiến lược của nhà nước đã lợi dụng vị trí đặc thù để gây sai phạm. Hành vi của các bị cáo làm chậm tiến độ, gây đội vốn hàng ngàn tỷ đồng ở dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2.

Trước đó, bị cáo Đinh La Thăng bị đại diện Viện Kiểm sát đề nghị mức án 14-15 năm tù về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiệm trọng.

Tại tòa, ông Đinh La Thăng không thừa nhận trách nhiệm như cáo buộc. Bị cáo cho rằng, để xảy ra các sai phạm trong việc ký kết hợp đồng và tạm ứng cho Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí (PVC) là trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân trực tiếp thực hiện. Bị cáo Thăng chỉ nhận trách nhiệm là người đứng đầu do sức ép về tiến độ nên nôn nóng, chưa chỉ đạo kiểm tra, giám sát chặt chẽ thường xuyên.

Trong phần tranh luận, các luật sư bào chữa cho ông Đinh La Thăng cho rằng cáo trạng quy kết ông Thăng không có căn cứ và không phù hợp. Luật sư cho rằng, ông Thăng hoàn toàn không có ý thức cố ý về mặt lỗi để vi phạm xảy ra. Hành vi của bị cáo Đinh La Thăng có dấu hiệu của tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả chứ không phải Cố ý làm trái.

Ông Đinh La Thăng bị tuyên phạt 13 năm tù, bồi thường 30 tỷ đồng
Bị cáo Đinh La Thăng. Ảnh: TTXVN
Ông Đinh La Thăng bị tuyên phạt 13 năm tù, bồi thường 30 tỷ đồng - 1
Thẩm phán Nguyễn Ngọc Huân tại phiên toà sáng nay.

Trước đó, bị cáo Đinh La Thăng bị đại diện Viện Kiểm sát đề nghị mức án 14-15 năm tù về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiệm trọng.

Tại tòa, ông Đinh La Thăng không thừa nhận trách nhiệm như cáo buộc. Bị cáo cho rằng, để xảy ra các sai phạm trong việc ký kết hợp đồng và tạm ứng cho Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí (PVC) là trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân trực tiếp thực hiện. Bị cáo Thăng chỉ nhận trách nhiệm là người đứng đầu do sức ép về tiến độ nên nôn nóng, chưa chỉ đạo kiểm tra, giám sát chặt chẽ thường xuyên.

Trong phần tranh luận, các luật sư bào chữa cho ông Đinh La Thăng cho rằng cáo trạng quy kết ông Thăng không có căn cứ và không phù hợp. Luật sư cho rằng, ông Thăng hoàn toàn không có ý thức cố ý về mặt lỗi để vi phạm xảy ra. Hành vi của bị cáo Đinh La Thăng có dấu hiệu của tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả chứ không phải Cố ý làm trái.

Đối đáp lại ý kiến của các luật sư bào chữa, đại diện Viện KSND TP.Hà Nội giữ quyền công tố tại tòa khẳng định: Căn cứ vào các tài liệu hồ sơ thấy việc cáo trạng truy tố ông Đinh La Thăng là đúng.

Ở lượt đối đáp lần hai, đại diện Viện Kiểm sát cho rằng, trong vụ án này, người đóng vai trò chủ mưu xuyên suốt là bị cáo Đinh La Thăng, khởi nguồn từ chỉ định thầu, biết sai nhưng vẫn thực hiện, đó là hành vi cố ý làm trái.

Đại diện Viện Kiểm sát “bẻ” lại lập luận khi nói do sức ép tiến độ. “Tính từ ngày tạm ứng tiền đến ngày PVC thực hiện các hạng mục của dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 là bao nhiêu thời gian? Thực chất việc ký các hợp đồng này để nhằm hợp thức chuyển tiền cho PVC” - đại diện Viện Kiểm sát nói. (Lãnh đạo PVN ký hợp đồng để thực hiện dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 không đúng quy định, sau đó chuyển tiền cho PVC để Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm sử dụng sai mục đích hơn 1.115 tỷ đồng. Việc sử dụng tiền sai mục đích đó gây thiệt hại gần 120 tỷ đồng - PV).

Đại diện Viện Kiểm sát cũng cho rằng, cùng một nguồn chứng cứ nhưng giữa Viện Kiểm sát và luật sư có cách đặt vấn đề, cách tiếp cận, cách đánh giá khác nhau. Một bên tiếp cận dưới góc độ bảo vệ cho các thân chủ, còn một bên tiếp cận dưới góc độ của cơ quan Nhà nước, góc độ của người thực hành quyền công tố.

Trong lời nói sau cùng, ông Đinh La Thăng kể về hoàn cảnh của bản thân, gia đình, nói những mong muốn và nói nhiều lời “xin lỗi” và “cảm ơn”. Ông mong HĐXX đánh giá đúng hành vi, bản chất của sự việc. "Sau vụ án này, sắp tới bị cáo phải đối mặt với một vụ án khác cũng xảy ra tại PVN. Bị cáo nói lời sau cùng hôm nay, ở phiên tòa sắp tới và không biết có còn lời nói sau cùng nào nữa không, vì có rất nhiều dự án, nhiều công trình. Bị cáo mong HĐXX xem xét đến tình cảnh cụ thể của bị cáo để bị cáo có đủ thời gian chấp hành các án phạt, để trước khi nhắm mắt xuôi tay cũng được công nhận là người đã hoàn thành  nhiệm vụ" - bị cáo Thăng nói.

Cuối cùng ông Thăng xin được thay đổi biện pháp ngăn chặn (tại ngoại) để được chăm sóc bố và ăn cái Tết cuối với gia đình trước khi đi thụ án.

Những lời nói đầy ám ảnh của bị cáo Đinh La Thăng trong phiên tòa xét xử sơ thẩm vừa qua:

Ông Đinh La Thăng bị tuyên phạt 13 năm tù, bồi thường 30 tỷ đồng - 2

Ông Đinh La Thăng bị tuyên phạt 13 năm tù, bồi thường 30 tỷ đồng - 3

Ông Đinh La Thăng bị tuyên phạt 13 năm tù, bồi thường 30 tỷ đồng - 4

Ông Đinh La Thăng bị tuyên phạt 13 năm tù, bồi thường 30 tỷ đồng - 5

Bị cáo Đinh La Thăng trong quá trình thực hiện dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 - là Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN - có vai trò chính trong việc đề ra chủ trương và chỉ định PVC thực hiện gói thầu EPC, chỉ đạo PVPower ký hợp đồng EPC số 33 với PVC trái quy định.

Sau đó, bị cáo Đinh La Thăng chỉ đạo cấp dưới tại PVN căn cứ hợp đồng này tạm ứng hơn 6,6 triệu USD và hơn 1.312 tỷ đồng cho PVC để các bị can tại PVC sử dụng hơn 1.115 tỷ đồng sai mục đích, trái quy định gây thiệt hại cho Nhà nước tổng số tiền gần 120 tỷ đồng.

Với hành vi trên, bị cáo Đinh La Thăng bị đề nghị xử phạt 14 -15 năm tù về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Theo Lương Kết (Dân Việt)