Pháp luật

Đối tượng cầm kéo đâm chết bạn nhậu vì vỗ mông vợ mình đối diện hình phạt nào?

Luật sư Phạm Văn Lượng cho rằng, hành vi của Vũ Tuấn Anh khi thấy vợ mình bị bạn nhậu vỗ mông, trong lúc xô xát đã cầm kéo đâm chết người có thể cấu thành tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh được quy định tại Khoản 1 Điều 125 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Ngày 30/8, Công an tỉnh Tuyên Quang cho biết, đơn vị đang tạm giữ hình sự đối tượng Vũ Tuấn Anh (SN 1984, trú tại xã An Tường, TP.Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang) để điều tra làm rõ về hành vi giết người.

Theo thông tin ban đầu, khoảng 1h ngày 30/8, Công an tỉnh Tuyên Quang nhận được tin báo của Công an TP.Tuyên Quang về việc trên địa bàn vừa xảy ra vụ án mạng. Cụ thể, khoảng 23h30 ngày 29/8, tại quán bánh cuốn ở phường Tân Quang, TP.Tuyên Quang xảy ra mâu thuẫn cá nhân nên Vũ Tuấn Anh đã dùng kéo đâm chết anh Nguyễn Mạnh H. (SN 1990, trú tại xã An Tường, TP.Tuyên Quang).

Đối tượng cầm kéo đâm chết bạn nhậu vì vỗ mông vợ mình đối diện hình phạt nào?
Hiện trường nơi xảy ra vụ án.

Ngau sau khi sự việc xảy ra, Công an TP.Tuyên Quang đã lập tức tới hiện trường điều tra, xác minh làm rõ. Đến gần 9h sáng 30/8, được sự vận động của người thân, Vũ Tuấn Anh đã đến cơ quan công an đầu thú.

Theo lời khai ban đầu của đối tượng này, khoảng 23h ngày 29/8, Vũ Tuấn Anh dẫn vợ là chị Nguyễn Thị Ánh N. cùng con gái 9 tuổi đi ăn bánh cuốn tại phường Tân Quang. Khi vừa vào quán, Tuấn Anh thấy có khoảng 10 người đang ăn bánh cuốn, uống rượu và trong số nhóm người này có vài người quen biết.

Tại đây, khi Tuấn Anh cùng vợ đang ăn thì Nguyễn Mạnh H. ở bàn bên sang mời rượu và ngồi cạnh chị N. (vợ Tuấn Anh). Khi thấy H. một tay cầm chén rượu, tay còn lại vỗ mông vợ mình 2;3 phát, Tuấn Anh đã gọi H. ra ngoài nói chuyện.

Đối tượng cầm kéo đâm chết bạn nhậu vì vỗ mông vợ mình đối diện hình phạt nào? - 1
Vũ Tuấn Anh tại cơ quan công an.

Trong lúc lời qua tiếng lại, 2 bên đã xảy ra mâu thuẫn dẫn tới xô xát. Thời điểm này, Tuấn Anh đã lao vào trong quán rút một chiếc kéo đâm thẳng vào vùng ngực cùng một số vị trí trên cơ thể khiến anh H. gục tại chỗ. Sau đó, Tuấn Anh nhanh chóng bỏ trốn khỏi hiện trường. Mặc dù được mọi người đưa đi cấp cứu nhưng do vết thương quá nặng, anh H. đã tử vong ngay sau đó.

Liên quan đến vụ việc, Luật sư Phạm Văn Lượng (Đoàn luật sư TP. Hà Nội) nêu rõ quan điểm, hành vi của Vũ Tuấn Anh có thể cấu thành tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh được quy định tại Khoản 1 Điều 125 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017): “Người nào giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt từ từ 06 tháng đến 03 năm”.

Đối tượng cầm kéo đâm chết bạn nhậu vì vỗ mông vợ mình đối diện hình phạt nào? - 2
Người dân đưa anh H. đi cấp cứu nhưng nạn nhân không qua khỏi.

“Hành vi của anh H. là trái pháp luật nhưng mức độ có nghiêm trọng hay không thì cần được xem xét kĩ lưỡng.

Ở đây anh H. đã có hành vi vỗ vào mông vợ của anh Vũ Tuấn Anh, tức là đã vi phạm quyền được bảo đảm về tính mạng, sức khỏe, thân thể được quy định tại Khoản 1 Điều 33 BLDS năm 2015, theo đó: “Cá nhân có quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, thân thể, quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe”.

Hành vi này của anh H. lại được thực hiện giữa chốn đông người, đã xúc phạm về mặt danh dự, nhân phẩm tới vợ anh Vũ Tuấn Anh. Đồng thời anh H. cũng đã có hành vi đấm vào miệng Tuấn Anh, nếu như xác định được tỉ lệ tổn thương cơ thể của Vũ Tuấn Anh là trên 11% thì hành vi của H. cấu thành tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (nếu anh H. còn sống thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 134 BLHS năm 2015).

Như vậy, hành vi giết anh H. là hậu quả của việc anh H. đã vỗ vào mông vợ anh Tuấn Anh và đấm  vào miệng Tuấn Anh. Hành vi đó được thực hiện trong trạng thái Vũ Tuấn Anh bị kích động về mặt tinh thần”, luật sư Lượng nêu rõ.

Luật sư Lượng cũng lý giải: “Trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là trạng thái mà tâm lí bị ức chế ở mức độ cao dẫn đến nhận thức bị hạn chế làm giảm đáng kể khả năng điều khiển hành vi, nhưng vẫn còn khả năng điều khiển hành vi.

Nói chung, sự kích động mạnh đó phải là tức thời do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân gây nên phản ứng dẫn tới hành vi giết người. Tuy nhiên, để xác định ranh giới giữa “tinh thần bị kích động” và “tinh thần bị kích động mạnh” là rất khó”.

Theo Định Nguyễn (Saostar.vn)