Pháp luật

Bắt giữ ông Trầm Bê vì gây thiệt hại hàng ngàn tỉ đồng

Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C46) Bộ Công an vừa ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng đối với Trầm Bê, nguyên Phó chủ tịch HĐQT kiêm Chủ tịch Hội đồng tín dụng Sacombank.

Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C46) Bộ Công an vừa ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng đối với Trầm Bê, nguyên Phó chủ tịch HĐQT kiêm Chủ tịch Hội đồng tín dụng Sacombank.

Ngày 1.8, liên quan đến vụ án Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam - VNCB), nguyên Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh) và đồng phạm xảy ra tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C46) - Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng đối với ông Trầm Bê (58 tuổi), nguyên là Phó chủ tịch HĐQT kiêm Chủ tịch Hội đồng tín dụng Sacombank, ông Phan Huy Khang (nguyên là thành viên hội đồng tín dụng, nguyên Tổng giám đốc Sacombank), cùng về hành vi cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Ông Trầm Bê, nguyên Phó chủ tịch HĐQT kiêm Chủ tịch Hội đồng tín dụng Sacombank, bị bắt /// Ảnh: T.Xuân

Nghi can Trầm Bê (nguyên quán Trung Quốc, nơi hộ khẩu đăng ký thường trú Q.6, TP.HCM) có trình độ cử nhân quản lý doanh nghiệp.

Năm 2004, ông Trầm Bê từng giữ chức vụ Phó chủ tịch Ngân hàng TMCP Phương Nam (Southernbank). Năm 2012, ông Trầm Bê cùng con trai là ông Trầm Khải Hòa đã bất ngờ rút khỏi ban lãnh đạo của Ngân hàng Phương Nam để tham gia vào HĐQT của Sacombank. Ngày 1.10.2015, Southernbank và Sacombank đã hoàn thành các thủ tục sáp nhập theo quy định pháp luật.

Ngày 24.2.2017, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành quyết định chấm dứt vai trò quản trị, điều hành của ông Trầm Bê và ông Trầm Khải Hòa tại Sacombank.

Ông Trầm Bê và người có liên quan có trách nhiệm tiếp tục xử lý các tồn tại tại Sacombank theo quy định của pháp luật hiện hành.

Theo hồ sơ, ông Phạm Công Danh và đồng phạm đã thông đồng lấy tiền của VNCB gửi qua Sacombank làm tài sản bảo lãnh, nhằm mục đích trả nợ thay cho 6 công ty do ông Danh thành lập và điều hành đứng tên trên hồ sơ vay vốn Sacombank, gây thiệt hại cho VNCB hơn 1.800 tỉ đồng.

Ông Trầm Bê và người có liên quan có trách nhiệm tiếp tục xử lý các tồn tại tại Sacombank theo quy định của pháp luật hiện hành.

Theo hồ sơ, ông Phạm Công Danh và đồng phạm đã thông đồng lấy tiền của VNCB gửi qua Sacombank làm tài sản bảo lãnh, nhằm mục đích trả nợ thay cho 6 công ty do ông Danh thành lập và điều hành đứng tên trên hồ sơ vay vốn Sacombank, gây thiệt hại cho VNCB hơn 1.800 tỉ đồng.

Theo CQĐT, việc Sacombank quyết định cho vay và Trustbank chưa thực hiện bảo đảm tiền vay đúng quy định về bảo lãnh là thực hiện chưa đầy đủ điều kiện cho vay theo quy định.

Việc Sacombank chi nhánh Q.8 và chi nhánh Hưng Đạo lập các báo cáo kiểm tra, giám sát vốn vay với nội dung khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích, hoạch động kinh doanh bình thường khi chưa có đủ căn cứ cũng là thực hiện chưa đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của các tổ chức tín dụng theo luật của các tổ chức tín dụng.

Tuy nhiên, điều đáng nói kết quả giám định về thiệt hại của Ngân hàng nhà nước VN về việc Sacombank cho 6 công ty vay 1.800 tỉ đồng thể hiện: “Căn cứ kết quả giám định tại kết luận giám định số 1637/KLGĐ-NHNN ngày 16.3.2017: đến thời điểm giám định, Sacombank không có thiệt hại trong việc cho vay đối với 6 công ty liên quan đến ông Danh. Việc bảo lãnh của VNCB cho 6 công ty vay vốn tại Sacombank gây thiệt hại cho VNCB hơn 1.800 tỉ đồng”.

Theo CQĐT, đây cũng là lý do các lãnh đạo cấp dưới của Trầm Bê không bị khởi tố về hành vi vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, vì có hành vi sai phạm nghiêm trọng trong cho vay nhưng theo kết luận giám định này thì hành vi này không gây thiệt hại cho Sacombank.

Hồ sơ vụ án thể hiện, ông Bê và ông Khang cũng thừa nhận việc hồ sơ vay vốn của 6 công ty không được thẩm định thực tế hoặc thẩm định sơ sài hồ sơ về năng lực tài chính, nguồn vốn tự có và nguồn trả nợ vốn vay từ các hợp đồng nguyên tắc để xác định tính khả thi, hiệu quả của phương án vay vốn và khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng nên xét xem quyết định cho vay chưa thực hiện đẩy đủ các điều kiện cho vay theo quy định.

Hiện C46 đang tiến hành điều tra làm rõ hành vi của những người liên quan trong vụ án.

Chiều 1.8 trao đổi với PV Thanh Niên, ông Dương Công Minh - Chủ tịch HĐQT Sacombank khẳng định sự việc này không ảnh hưởng đến Sacombank. Sacombank đã thu hồi vốn và lãi từ 6 công ty liên quan đến ông Phạm Công Danh từ tháng 4.2014. Đồng thời ông Trầm Bê đã không còn đảm nhiệm bất cứ chức vụ quản trị, điều hành nào tại Sacombank từ ngày 23.2.2017, còn ông Phan Huy Khang là từ ngày 3.7.2017.

Cùng ngày, ông Nguyễn Hoàng Minh - Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM cho hay hoạt động kinh doanh tại Sacombank vẫn diễn ra bình thường, số tiền gửi của khách hàng vẫn tăng lên. Mặc dù đang trong quá trình thực hiện đề án tái cơ cấu nhưng Sacombank vẫn thực hiện hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp, tiểu thương; có lợi nhuận và đảm bảo các chỉ tiêu an toàn hoạt động.

Liên quan đến các khoản vay của ông Trầm Bê và các công ty có liên quan tại Sacombank, ông Dương Công Minh cho hay, các khoản nợ của ông Trầm Bê liên quan đến bất động sản khoảng 33.000 tỉ đồng, còn chứng khoán khoảng 10.000 tỉ đồng. Những khoản nợ này đều có tài sản đảm bảo và có giá trị đảm bảo được các khoản nợ. Dự kiến ngân hàng thu hồi vốn, một phần lãi và mất khoảng 3 năm để xử lý; từ nay đến cuối năm, Sacombank sẽ xử lý khoảng 20.000 tỉ đồng.

Theo Ngọc Lê (Thanh Niên Online)