Pháp luật

7 quyền hạn của cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông

CSGT chỉ huy, điều khiển giaothông sẽ được huy động hoặc trưng dụng phương tiện giao thông, phương tiện thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Việc huy động được thực hiện dưới hình thức đề nghị hoặc yêu cầu.

CSGT chỉ huy, điều khiển giaothông sẽ được huy động hoặc trưng dụng phương tiện giao thông, phương tiện thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Việc huy động được thực hiện dưới hình thức đề nghị hoặc yêu cầu.

Theo đó, Dự thảo thông tư quy định chi tiết về nhiệm vụ, quyền hạn, trình tự chỉ huy, điều khiển giao thông,… của CSGT.

Nếu được thông qua, Dự thảo thông tư này sẽ thay thế cho Thông tư số 28/2011/TT-BCA ngày 10-5-2011 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về chỉ huy, điều khiển giao thông của CSGT đường bộ.

Đáng chú ý, Dự thảo quy định rõ về bảy quyền hạn của lực lượng CSGT chỉ huy, điều khiển giao thông. Cụ thể:

1. Tạm thời đình chỉ người và phương tiện đi lại ở một số đoạn đường nhất định, phân lại luồng, phân lại tuyến, nơi tạm dừng xe, đỗ xe khi xảy ra ùn tắc giao thông hoặc có yêu cầu cần thiết khác về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

2. Trong phạm vi, địa bàn được phân công hoặc theo kế hoạch, mệnh lệnh của cấp có thẩm quyền được dừng phương tiện có hành vi vi phạm để kiểm tra, kiểm soát phương tiện, giấy tờ của phương tiện, giấy tờ của người điều khiển phương tiện và giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện đang kiểm soát nếu người đó có hành vi vi phạm pháp luật theo quy định của pháp luật;

CSGT chỉ huy, điều khiển giao thông sẽ được trưng dụng phương tiện giao thông, phương tiện thông tin,...
CSGT chỉ huy, điều khiển giao thông sẽ được trưng dụng phương tiện giao thông, phương tiện thông tin,...

3. Xử phạt các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, an ninh, trật tự, an toàn xã hội và các vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước khác theo quy định của pháp luật; được áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm cho việc xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;

4. Trong trường hợp cấp bách để đưa người bị nạn đi cấp cứu, truy bắt người phạm tội, người gây tai nạn bỏ chạy, cứu hộ, cứu nạn, chữa cháy… thì thực hiện quyền huy động phương tiện giao thông, phương tiện thông tin, phương tiện khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người đang điều khiển, sử dụng phương tiện đó. Việc huy động được thực hiện dưới hình thức đề nghị hoặc yêu cầu.

Việc trưng dụng phương tiện giao thông, phương tiện thông tin liên lạc, các phương tiện khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân được thực hiện theo quyết định của người có thẩm quyền và theo điều kiện, trình tự, thủ tục do Luật Công an nhân dân, Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản quy định;

5. Được yêu cầu cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân phối hợp, hỗ trợ giải quyết tai nạn giao thông; ùn tắc, cản trở giao thông hoặc trường hợp khác gây mất trật tự, an toàn giao thông;

6. Được sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định của pháp luật;

7. Thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Theo Tuyến Phan (Pháp Luật TPHCM)