Ôtô - Xe máy

"Thuế cao, phí nặng", gần 22.000 doanh nghiệp ô tô, xe máy "bỏ cuộc"

Kinh doanh khó khăn, bị các điều kiện thị trường cản trở, cạnh tranh đuối sức nên số doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng ô tô xe máy tiếp tục dẫn đầu về tỷ lệ khai tử và lâm vào tình trạng khó khăn buộc phải ngừng hoạt động.

Kinh doanh khó khăn, bị các điều kiện thị trường cản trở, cạnh tranh đuối sức nên số doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng ô tô xe máy tiếp tục dẫn đầu về tỷ lệ khai tử và lâm vào tình trạng khó khăn buộc phải ngừng hoạt động.

Số DN tạm ngừng hoạt động lại càng lớn hơn:18.700 DN phải tạm ngừng hoạt động, chiếm 41% số DN tạm ngừng hoạt động. Trong đó tạm ngừng hoạt động có thời hạn là gần 7.000 DN, chiếm gần 40%; tạm ngừng hoạt động không thời hạn (chờ giải thể) gần 12.000 DN, chiếm 42%.

Doanh nghiệp kinh doanh ô tô, xe máy có tỷ lệ phá sản, ngừng hoạt động cao nhất từ trước đến nay (ảnh minh hoạ)

Doanh nghiệp kinh doanh ô tô, xe máy có tỷ lệ phá sản, ngừng hoạt động cao nhất từ trước đến nay (ảnh minh hoạ)

Với tổng số hơn 21.600 DN ô tô, xe máy phá sản, chết lâm sàng trong 8 tháng qua đã đưa tỷ lệ DN này vào thế khó khăn cao nhất cả nước, tính bình quân, cứ một ngày, có hơn 90 DN phải rời bỏ thị trường và tháo chạy khỏi "cuộc chơi" xe cộ.

Về phân loại loại hình, các doanh nghiệp kinh doanh ô tô, xe máy luôn đứng đầu bảng trong danh sách các DN tạm ngừng hoạt động. Cụ thể, số DN kinh doanh ô tô, xe máy tạm ngừng hoạt động nhiều gấp 2 lần số DN ngành chế biến, chế tạo; gấp gần 5 lần so với số DN hoạt động lưu trú, khách sạn...

Theo đại diện của Cục Quản lý Đăng ký Kinh doanh, số DN phá sản, ngừng hoạt động 8 tháng qua có tăng, đây là minh chứng cho tình hình khó khăn của khu vực DN. Đáng nói, lượng DN giải thể phần lớn là những doanh nghiệp có quy mô vốn đăng ký nhỏ dưới 10 tỷ đồng là 7.146 doanh nghiệp, chiếm 92,2% trên tổng số doanh nghiệp giải thể của cả nước.

Trong số DN phá sản, ngừng hoạt động kể trên, đáng lưu ý là tình trạng có nhiều DN hoạt động kinh doanh ô tô phải bỏ cuộc chơi bởi không thể cạnh tranh và đủ sức duy trì do cuộc chiến giá xe trong nước và hệ quả từ các chính sách "cấm", "quản" của các Bộ chuyên ngành.

Từ năm 2017, kinh doanh ô tô không chính hãng (không được nhà sản xuất, nhà phân phối cấp phép) ngày càng khó khăn hơn khi kinh doanh ô tô bị bổ sung vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện, bắt buộc phải có cơ sở bảo hành và giấy tờ nhập khẩu chính hãng. Điều này khiến nhiều DN ô tô đang kinh doanh không thể trụ vững.

Thêm vào đó, đầu năm 2017, cuộc chiến giá xe ngày càng cam go khi thuế nhập xe từ ASEAN về Việt Nam được giảm từ 40% xuống 30%, ồ ạt các hãng xe giảm giá, khiến giới kinh doanh ô tô cũ lâm thảm cảnh.

Hiệu ứng "dồn toa", đẩy "thế chân tường" xảy đến với các DN ô tô ngày càng mạnh khi tin xấu vừa được đưa ra. Trung tuần tháng 8/2017, Bộ Tài chính đã đề suất chính sách siết chặt kinh doanh, nhập khẩu ô tô cũ, xe chạy lướt về Việt Nam - mảng miếng vốn là nơi kinh doanh của rất nhiều DN xe hơi nhỏ và vừa của Việt Nam.

Theo đó, thuế nhập khẩu ô tô cũ sẽ theo công thức tính hỗn hợp, cộng thêm hàng chục nghìn USD/xe từ các dòng xe dung tích thấp đến dung tích cao. Hình thức đánh thuế này cũng khiến giá xe cũ, xe "lướt" cao hơn nhiều giá xe mới trong nước, chặn cơ hội kinh doanh loại xe này tại Việt Nam

Một đề xuất khác là yêu cầu tăng thuế Tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô bán tải (pickup) tại Việt Nam từ 15% - 25% trước đây lên 30% đến 54% sau 2018 tùy theo dung tích) như các dòng xe du lịch dưới 9 chỗ ngồi khác. Điều này lại thêm khó khăn cho các DN kinh doanh xe, bởi giá xe bán tải sẽ đắt hơn hàng trăm triệu đồng/chiếc.

Theo Nguyễn Tuyền (Dân Trí)