Ôtô - Xe máy

Tài già chê lái non - tính cách xấu xí của tài xế Việt?

Giọng điệu coi thường và hả hê, nhiều lái xe chê bai người mới lái theo cái cách thể hiện sự hợm hĩnh.

 
Giọng điệu coi thường và hả hê, nhiều lái xe chê bai người mới lái theo cái cách thể hiện sự hợm hĩnh.

Nhưng hình như không phải mình tôi, mà rất nhiều người từng nghe những câu như vậy hoặc thậm chí chính bản thân mình nói khi lái xe trên đường. Nếu bạn chưa từng nói, hay chưa từng nghe bạn bè nói, xin chúc mừng, các bạn là những tài xế có văn hóa ứng xử đúng mực trong giao thông. 

Khi ra đường không khó để những tài già nhận ra xe nào là lái mới. Những người này thường đi chậm hơn, lò dò, tăng tốc, giảm tốc không mượt mà, xi-nhan trước cả vài trăm mét hoặc quên không xi-nhan. Người nào lái xe số sàn đến đường đông, có dốc cao, kiểu gì cũng chết máy đôi lần. 

Khi nhận biết được rồi, tốt nhất nên tạo khoảng cách với họ, một phần tránh rủi ro cho xe của mình, phần khác tạo không gian cho lái mới xử lý, tránh mất bình tĩnh. Chỉ bấy nhiêu thôi có vẻ chưa đủ với nhiều người, kiểu gì họ cũng kèm thêm vài câu lầm bầm chửi rủa như ở đầu bài tôi viết. Cực đoan hơn, có ông đi qua, hạ cửa kính xuống cố nói vọng "đi ngu thế", như thế mới đã, mới chứng tỏ mình giỏi. 

Các anh nhớ cho, ngày mới cầm lái, chắc các anh không thế? Hồi tôi mới biết lái xe cũng vậy, mỗi lần đi số sàn đến chỗ đông là sẵn sàng đạp côn trước 100 m, lên gân lên cốt, chân trái đạp côn không mỏi mà cứ rung lên bần bật, chỉ cầu mong không gây họa cho ai. 

Vì thế, khi thấy lái mới bao giờ tôi cũng cố tạo khoảng cách, giúp họ bình tĩnh, không chịu áp lực từ còi xe phía sau. Chửi bới, bấm còi, đá pha ầm ĩ cũng đâu giải quyết được điều gì. Ai cũng phải tập bò, rồi mới tập chạy, nên mong các bác tài, giữ cho mình cái đầu lạnh và trái tim nóng khi cùng nhau ra đường, vì đích đến là nhà, chứ không phải những ẩu đả.

Theo Hân Phạm (VnExpress.net)