Ôtô - Xe máy

Nắng nóng, 7 lưu ý này sẽ giúp bạn tránh những tai nạn thảm khốc do nổ lốp xe

Lốp xe là một chi tiết nhạy cảm và có thể gây nên những tai nạn thảm khốc nếu không biết chăm sóc đúng cách.

Lốp xe là một chi tiết nhạy cảm và có thể gây nên những tai nạn thảm khốc nếu không biết chăm sóc đúng cách.
 
Nắng nóng, 7 lưu ý này sẽ giúp bạn tránh những tai nạn thảm khốc do nổ lốp xe
 

1. Áp suất do nhà sản xuất khuyến nghị

Thông thường, thông tin về áp suất (được khuyến nghị bởi nhà sản xuất) của lốp xe thường xuất hiện trong hướng dẫn sử dụng xe hoặc trên miếng đề-can dán vào cửa/bệ cửa xe. Con số này thường được thể hiện bằng PSI, KPa hay Bar và thường là mức áp suất tối đa.

 Ảnh minh họa. Nguồn: internet.
Ảnh minh họa. Nguồn: internet.

Mỗi xe đều có mức áp suất khuyến nghị khác nhau, do đó, người sử dụng nên dựa vào thông số do nhà sản xuất cung cấp để thực hiện việc bơm hơi cho xe.

1 PSI (Pound per square inch) = 6,895 KPa. Trong đó, 1 KPa = 1.000 Pa = 1.000 kg/cm2. Trong đó, 1 KPa = 0,01 Bar. PSI, KPa hay Bar là những đơn vị đo áp suất phổ biến trên các sách hướng dẫn sử dụng hoặc đồng hồ đo áp suất.

Phần lớn sedan, MPV hay xe pickup cỡ nhỏ, chỉ số áp suất tiêu chuẩn thường ở mức 27 - 32 PSI. Một số mẫu xe sử dụng các loại lốp đặc biệt có thể có mức áp suất lốp lên tới 40 PSI.

Với một số xe SUV hay pickup cỡ lớn, thông số áp suất tiêu chuẩn có thể lớn hơn 4 - 8 PSI, và có thể đạt mức 45 PSI.

2. Áp suất ghi trên thành lốp

 Mức áp suất ghi trên thành lốp mà mức tối đa lốp có thể chịu được. Ảnh minh họa. Nguồn: internet.
Mức áp suất ghi trên thành lốp mà mức tối đa lốp có thể chịu được. Ảnh minh họa. Nguồn: internet.

Mức áp suất ghi trên hành lốp là mức áp suất tối đa mà loại lốp bạn đang sử dụng có thể chịu được, không phải mức áp suất tối ưu cho vận hành.

3. Áp suất như nào là lý tưởng?

Áp suất được ghi trên bệ cửa là áp suất mà nhà sản xuất khuyến nghị. Do đó, áp suất thực tế của lốp cần được bù trừ với phần áp suất do khối lượng hàng hóa/người ngồi trên xe gây ra. Thông thường, giảm mức áp suất khuyến nghị đi 10 - 15% sẽ là mức áp suất hợp lý.

Bơm lốp thêm vài PSI (so với mức lý tưởng) sẽ khiến lốp xe căng hơn, xe xóc hơn, cảm giác giá kém đi nhưng cũng tiết kiệm xăng hơn. Ngược lại, giảm áp suất lốp vài PSI sẽ khiến lốp non hơn, đỡ xóc hơn những cũng mòn nhanh hơn và mang lại cảm giác lái tốt hơn (do bề mặt lốp tiếp xúc với đường nhiều hơn).

 Với những loại lốp mỏng như hình minh họa, thay đổi nhỏ về áp suất cũng có thể tạo ra những hiệu ứng lớn. Ảnh minh họa. Nguồn: internet.
Với những loại lốp mỏng như hình minh họa, thay đổi nhỏ về áp suất cũng có thể tạo ra những hiệu ứng lớn. Ảnh minh họa. Nguồn: internet.

Người dùng có thể cân đối giữa 2 mặt này để lựa chọn một áp suất lý tưởng cho mình. Ngoài ra cũng cần lưu ý, mức áp suất lốp khuyến nghị là mức áp suất khi lốp ở trạng thái lạnh - khi xe đã dừng lại được một khoảng thời gian dài, bề mặt lốp không nóng.

4. Cần điều chỉnh áp suất lốp theo mùa

Điều đầu tiên cần ghi nhớ là không nên chỉ dựa vào nhãn quan để đánh giá mức áp suất lốp. Đặc biệt với xu hướng lốp xe ngày càng trở nên mỏng hơn, dùng mắt thường để đánh giá áp suất lốp là rất khó.

Tiếp đó, trong mùa hè, nhiệt độ cao, không khí giãn nở nhiều hơn thông thường, nên bơm lốp non hơn mức lý tưởng một chút để đảm bảo khi lốp xe nóng lên, áp suất cũng không quá mức chịu đựng của thành lốp.

 Cần điều chỉnh áp suất lốp theo mùa để tránh gây ra tổn hại cho lốp xe. Ảnh minh họa. Nguồn: internet.
Cần điều chỉnh áp suất lốp theo mùa để tránh gây ra tổn hại cho lốp xe. Ảnh minh họa. Nguồn: internet.

Ngược lại, trong mùa đông, nên bơm áp suất lốp vừa đủ để khi lốp nóng lên, áp suất bên trong vẫn đạt mức lý tưởng.

5. Khi nào nên kiểm tra áp suất lốp?

Thông thường, để đảm bảo an toàn, bạn nên kiểm tra áp suất lốp mỗi lần đổ xăng/mỗi 30 ngày. Ngoài ra, khi nhiệt độ có biến đổi đột ngột, cũng nên kiểm tra áp suất lốp để điều chỉnh.

 Kiểm tra áp suất lốp thường xuyên để tránh những trường hợp bất thường. Ảnh minh họa. Nguồn: internet.
Kiểm tra áp suất lốp thường xuyên để tránh những trường hợp bất thường. Ảnh minh họa. Nguồn: internet.

Thêm vào đó, ngay cả trong trường hợp xe không di chuyển và lốp xe mới, áp suất cũng bị giảm khoảng 0,7 PSI/tháng. Do đó, trong trường hợp quá lâu không sử dụng xe, chúng ta cũng nên kiểm tra và tăng/giảm áp suất lốp cho phù hợp.

6. Cách kiểm tra nhanh áp suất lốp

Như đã đề cập, với một số loại lốp mỏng như hiện nay, việc dùng mắt thường để kiểm tra là không thực sự hiệu quả. Tuy nhiên, với một số loại lốp "béo", kiểm tra bằng mắt cũng có thể phát hiện ra tình trạng của lốp.

 Từ trái qua phải: lốp quá căng (chỉ tiếp xúc mặt đường ở phần giữa lốp), lốp bơm đúng tiêu chuẩn (tiếp xúc đều) và lốp non hơi (chỉ tiếp xúc ở 2 phần mé lốp). Ảnh minh họa. Nguồn: internet.
Từ trái qua phải: lốp quá căng (chỉ tiếp xúc mặt đường ở phần giữa lốp), lốp bơm đúng tiêu chuẩn (tiếp xúc đều) và lốp non hơi (chỉ tiếp xúc ở 2 phần mé lốp). Ảnh minh họa. Nguồn: internet.
 Hình ảnh minh họa với: lốp non hơi, lốp quá căng và lốp bơm vừa phải. Ảnh minh họa. Nguồn: internet.
Hình ảnh minh họa với: lốp non hơi, lốp quá căng và lốp bơm vừa phải. Ảnh minh họa. Nguồn: internet.

Ngoài ra, bạn cũng có thể kiểm tra tình trạng của lốp bằng cách xem bề mặt lốp.

 Lốp bơm vừa phải, mặt lốp mòn đều. Ảnh minh họa. Nguồn: internet.
Lốp bơm vừa phải, mặt lốp mòn đều. Ảnh minh họa. Nguồn: internet.
 Lốp quá non, mòn 2 má lốp. Ảnh minh họa. Nguồn: internet.
Lốp quá non, mòn 2 má lốp. Ảnh minh họa. Nguồn: internet.
 Lốp bơm quá căng, chỉ mòn phần giữa lốp. Ảnh minh họa. Nguồn: internet.
Lốp bơm quá căng, chỉ mòn phần giữa lốp. Ảnh minh họa. Nguồn: internet.

7. Bơm lốp bằng khí nitrogen

Thực tế bơm lốp bằng nitrogen chỉ là bơm lốp bằng không khí đã được làm khô và loại bỏ oxy. Dù nitrogen khó bị thất thoát hơn không khí nói chung, nhưng chúng vẫn có thể thoát ra khỏi lốp xe theo nhiều đường (ví dụ như khi lốp xe quá nóng, bề mặt lốp bị căng ra và để thoát bớt nitrogen ra ngoài).

Do đó, kể cả trong trường hợp bơm lốp xe bằng khí nitrogen, người lái xe cũng nên kiểm tra kỹ lưỡng tình trạng áp suất lốp mỗi khi đi xa.

Theo Tư Quảng (Cafebiz.vn/Trí Thức Trẻ)