Ôtô - Xe máy

Cầm vô-lăng 10 giờ 10 phút - thói quen nguy hiểm của tài xế Việt

Đặt hai tay trên hướng 10 giờ 10 phút sẽ cản đường bung của túi khí, có thể dẫn đến gẫy tay, bật tay vào mặt khi xảy ra tai nạn.

Đặt hai tay trên hướng 10 giờ 10 phút sẽ cản đường bung của túi khí, có thể dẫn đến gẫy tay, bật tay vào mặt khi xảy ra tai nạn.
 

Đặt tay 10 giờ 10 phút sẽ cản đường bung của túi khí.

 
Sở dĩ góc 10 giờ 10 được ưa chuộng nhất vì đây là cách cầm vô-lăng giúp tài xế cảm nhận rõ nét phản ứng của mặt đường, đồng thời dễ xoay lái trong nhiều tình huống từ vào cua, lái gấp hay lùi. Knh nghiệm của tài già truyền lại cho người trẻ, cứ thế tạo thành thói quen trong cộng đồng.

Thực tế cách áp dụng 10 giờ 10 đúng nhưng chỉ phù hợp với xe đời trước, khi xe chưa có túi khí hoặc túi khí chưa trang bị nhiều công nghệ như hiện nay. Ngay cả ở châu Âu hay Mỹ, nơi lái ôtô giống như chạy xe máy ở Việt Nam, thì vẫn còn rất nhiều tài xế nắm vô-lăng ở vị trí này.

Quản lý đào tạo tài xế của AAA cho biết, cách cầm vô-lăng phù hợp nhất để lái xe hiện nay là 9 giờ 15 phút (hay 9 giờ và 3 giờ). Lý do để thay đổi cách cầm này là bởi hệ thống túi khí.

Túi khí khi nổ, sẽ chứa rất nhiều khí nitơ nóng, tạo áp lực đẩy bật tung nắp nhựa trên vô-lăng. Nếu để tay 10 giờ 10, không gian giữa hai tay bị giới hạn, khiến việc bung nắp nhựa sẽ khó khăn hơn, thậm chí túi khí bung đẩy tay tài xế đập vào mặt, gây tổn thương cho vùng mũi, miệng, mắt, ngón tay và bàn tay thậm chí có thể bị cắt, dập.

Cách đặt tay chuẩn là 9 giờ 15 phút.

 
Nếu để vị trí ở nửa dưới vô-lăng, kiểu 8 giờ và 4 giờ, có thể không tạo góc giới hạn cho túi khí, lúc đó túi khí nổ trượt ra ngoài, sang hai bên chứ không trúng vào vùng mặt.

Do đó, vị trí phù hợp nhất, an toàn nhất là chính giữa khoảng nửa vô-lăng, 9 giờ 15 phút. Các chuyên gia của Mercedes, Porsche hay BMW khi huấn luyện cho tài xế Việt Nam trong các chương trình trải nghiệm cũng khuyên nên đặt tay ở góc 9 giờ 15 phút, với góc cánh tay 90-120 độ là phù hợp và an toàn nhất.

Bản thân các hãng xe khi thiết kế vô-lăng cũng muốn hướng tài xế đến cách đặt tay như thế này, vì thế các nút bấm trên vô-lăng hay cần gạt mưa, cần gạt xi-nhan, đều ở ngay phía sau vị trí 9 giờ và 3 giờ.
 
>> 7 phương pháp lái xe an toàn khi không có đèn đường
>> Kinh nghiệm "sống còn" khi lái xe gặp mưa lũ
 
Theo Minh Hy (VnExpress.net)