Kinh tế

Xuống đáy lịch sử: Cơn 'ác mộng' của đại gia Đoàn Nguyên Đức, Lê Phước Vũ

Cổ phiếu doanh nghiệp nhà ông Đoàn Nguyên Đức (Bầu Đức) và Lê Phước Vũ liên tục giảm giá xuống mức thấp lịch sử nhưng vận đen dường như chưa hết đối với 2 doanh nhân nổi tiếng trên thị trường chứng khoán (TTCK).

Thông tin từ MV Index Solutions (MVIS) cho biết tổ chức này đã loại 2 cổ phiếu Việt Nam là HAG của ông Đoàn Nguyên Đức và HSG của ông Lê Phước Vũ ra khỏi danh mục của chỉ số MVIS Vietnam Index, trong khi đó thêm 1 cổ phiếu nước ngoài vào rổ tính chỉ số.

MVIS Vietnam Index là một trong các bộ chỉ số cơ sở của MVIS Indices để cho các quỹ đầu tư mô phỏng theo khi đầu tư vào Việt Nam. Chỉ số dự trên giá trị vốn hóa này theo dõi hoạt động của các doanh nghiệp lớn và tính thanh khoản cao nhất Việt Nam. Đây đều là các công ty địa phương hoặc các doanh nghiệp nước ngoài tạo ra ít nhất 50% doanh thu của họ ở Việt Nam. 

Xuống đáy lịch sử: Cơn 'ác mộng' của đại gia Đoàn Nguyên Đức, Lê Phước Vũ

Cụ thể, MVIS lại 2 cổ phiếu Việt Nam là HAG của CTCP Hoàng Anh Gia Lai - HAGL và HSG của CTCP Tập đoàn Hoa Sen. Trong khi đó, MVIS thêm cổ phiếu 090460 KQ của Hàn Quốc vào danh mục với tỷ trọng 4,5%.

Sau đợt cơ cấu này, danh mục cổ phiếu Việt chỉ còn 17 với Vingroup (VIC) đứng đầu với tỷ trọng 10,67%, Vinamilk (VNM) với 7,28%; Masan (MSN) với 6,98%, Vietcombank (VCB) 5,9%, Novaland (NVL) 5,68%, Hòa Phát (HPG) 4,78%... 

Xuống đáy lịch sử: Cơn 'ác mộng' của đại gia Đoàn Nguyên Đức, Lê Phước Vũ - 1

Số lượng cổ phiếu nước ngoài (tạo ra ít nhất 50% doanh thu tại Việt Nam) tăng từ 7 lên 8.

Tỷ trọng của các cổ phiếu Việt Nam giảm từ 75,31% trước đó xuống còn 71,5%.

HAG và HSG là 2 cổ phiếu có tỷ trọng thấp nhất trong danh mục. Cả 2 cổ phiếu này đều giảm giá rất mạnh trong thời gian vừa qua. Trong đó, HAG của ông Đoàn Nguyên Đức tụt giảm hơn 30% xuống đáy lịch sử 4.420 đồng ghi nhận vào hôm 28/5 vừa qua.

HAGL của Bầu Đức gặp khó khăn trong nhiều năm gần đây và liên tục tái cơ cấu nợ bằng việc thu xếp nợ với các ngân hàng. HAGL cũng đã chuyển chiến lược từ nuôi bò sang chồng chuối, ớt để có nguồn thu nhanh, tạo dòng tiền cho doanh nghiệp. Trước đó, Bầu Đức đã bán mảng bất động sản, thủy điện, mía đường. 

Xuống đáy lịch sử: Cơn 'ác mộng' của đại gia Đoàn Nguyên Đức, Lê Phước Vũ - 2

HSG của nhà ông Lê Phước Vũ cũng chứng kiến giá cổ phiếu sụt giảm 35-40% trong 1 thời ngắn. Nhà ông Lê Phước Vũ cũng tháo chạy, bán tháo cổ phiếu bất chấp cổ phiếu này rớt giá chưa từng có trong vòng khoảng 4 tháng qua, từ mức 28.000 đồng/cp xuống dưới ngưỡng 11.000 đồng/cp.

Trên thị trường chứng khoán (TTCK), trong vài tháng gần đây, khối ngoại bán ròng gần như liên tục. Tuy nhiên, một số mã vẫn được khối ngoại quan tâm vào mua ròng như Vinamilk, Hòa Phát, Vietcombank. Một số mã dầu khí bị bán khá mạnh.

Trong phiên cuối tuần qua, TTCK chứng khoán chứng kiến phiên tăng điểm thứ 7 liên tiếp với chỉ số VN-Index đang dần hướng trở lại về ngưỡng 1.050 điểm. Nhóm ngân hàng và chứng khoán hồi phục khá ấn tượng.

Trong khi đó, nhóm bất động sản và xây dựng vẫn được dòng tiền nâng đỡ khá tốt.

Một số công ty chứng khoán (CTCK) cho rằng, thị trường tuần mới sẽ chứng kiến nhiều rung lắc sau một loạt phiên hồi phục liên tục. Tuy nhiên, thị trường có thể sớm vượt qua rung lắc để tìm lại đỉnh cũ thiết  lập hồi đầu tháng 4/2018.

BSC cho rằng bnóm ngân hàng điều này đang mở ra kỳ vọng về nhịp tăng tiếp tục trong tuần tới với sự dẫn dắt của các cổ phiếu này tiếp cận ngưỡng kháng cự 1.075 điểm.

VPBS cho rằng, TTCK sẽ sớm vượt qua đợt rung lắc sau khi lượng cổ phiếu chốt lời ngắn hạn hiện tại đã được hấp thụ khá nhiều trong 3 phiên giằng co liên tục vừa qua. Thị trường sẽ sớm vượt qua đợt rung lắc này và tiếp tục hồi phục hướng đến vùng 1.070 - 1.100 điểm trong tuần tới nếu không có thêm các yếu tố bất ngờ theo hướng tiêu cực.

Kết thúc phiên giao dịch 8/6, VN-index tăng 2,32 điểm lên 1.039,01 điểm; HNX-Index tăng 0,87 điểm lên 119,86 điểm. Upcom-Index tăng 0,04 điểm lên 53,81 điểm. Thanh khoản đạt 200 triệu cổ phần. Giá trị đạt 5,2 ngàn tỷ đồng.

Theo V. Hà (VietNamNet)