Kinh tế

Vụ xe Ford bị từ chối bảo hành: Luật sư nói gì?

Không chấp nhận việc từ chối bảo hành của hãng nhưng bà Đ.B.K.L vẫn đành phải đồng ý để hãng sửa chữa lấy phương tiện đi làm. Tuy nhiên xe sửa xong mới vận hành được thời gian ngắn đã báo lỗi phải quay lại hãng để sửa chữa.

Không chấp nhận việc từ chối bảo hành của hãng nhưng bà Đ.B.K.L vẫn đành phải đồng ý để hãng sửa chữa lấy phương tiện đi làm. Tuy nhiên xe sửa xong mới vận hành được thời gian ngắn đã báo lỗi phải quay lại hãng để sửa chữa.

Bức xúc vì tiếp tục lỗi máy

Trao đổi với chúng tôi, bà Đ.B.K.L rất bức xúc phản ánh, “Từ lúc xe hỏng tới nay, công việc của tôi thường xuyên phải di chuyển bằng taxi và không chủ động như trước. Cái khiến tối bức xúc nhất là thái độ “đem con bỏ chợ” của một hãng xe lớn mà trước đó tôi đã chót đặt niềm tin nhầm chỗ. Tới thời điểm này tôi vẫn chưa nhận được câu trả lời đơn yêu cầu bảo hành xe tôi đã gửi tới Ford Việt Nam". 

Theo Biên bản nghiệm thu kỹ thuật xe bảo dưỡng, sửa chữa của Công ty TNHH MTV Kinh doanh và dịch vụ ô tô Hà Nội ghi rõ: sửa chữa ngày 9.9.2017, thay dây cuaroa cam, dây cuaroa tổng, ốp nắp cam dưới.

Biên bản cũng kết luận: Xe đã sửa chữa hoàn thiện, đảm bảo chất lượng. Phụ tùng thay mới trên xe là hàng chính hãng 100%. Biên bản này cũng nêu rõ, dây cuaroa cam, dây cuaroa tổng không nằm trong chính sách bảo hành theo Điều 12 trong các mục không bao gồm bảo hành.

Cũng trong biên bản này, Ford Hà Nội cũng khẳng định khách hàng Đ. B. K. L là khách hàng thân thiết và thường xuyên bảo dưỡng xe Ford Ecosport Titaninum tại Ford Hà Nội. Để khách hàng tin tưởng vào tay nghề kỹ thuật của dịch vụ Ford Hà Nội cũng như khách hàng yên tâm trong quá trình vận hành xe khi mới thay dây cuaroa cam, dây cuaroa tổng, Ford Hà Nội sẽ bảo hành cho khách hàng 6 tháng và 12.000km dây cuaroa cam, dây cuaroa tổng thay mới ngày 11.9, với điều kiện khách hàng phải vào Ford Hà Nội bảo dưỡng theo định kỳ của xe.

Tuy nhiên, dù đã được các chuyên gia của Ford giới thiệu là “tay nghề” cao sửa chữa nhưng xe của bà Đ. B. K. L sau khi nhận bàn giao lại tiếp tục báo lỗi máy và bà L bất đắc dĩ lại phải một lần nữa đưa vào cho Ford Hà Nội kiểm tra.

Trước đó, trao đổi với Dân Việt, đại diện Ford Việt Nam cho biết: Xe EcoSport biển số 30E-046… của chị L mua tháng 4.2016 và đã chạy được hơn 12.000km, được kéo vào xưởng của đại lý Hà Nội Ford ngày 31.8.2017 trong tình trạng ắc quy hết điện, dây curoa tổng rách đứt và rơi mất.

Theo chính sách bảo hành của Ford Việt Nam, dây curoa thuộc nhóm phụ tùng hao mòn trong Điều 12 về các hạng mục không bao gồm trong bảo hành. Vì vậy, Ford Việt Nam rất tiếc không thể bảo hành hạng mục phụ tùng này cho khách hàng được. Được biết, đại lý Hà Nội Ford đã hoàn thành việc sửa chữa xe cho chị L và xe hiện đã vận hành bình thường.

Bà L cho biết “Xe của tôi sau khi mất tiền sửa không được bảo hành và cũng không có cam kết về độ an toàn từ hãng, lại phát sinh ngay lỗi sau khi vận hành, nên tôi thật sự thất vọng về xe về chế độ bảo hành của Ford Việt Nam”, bà L nhấn mạnh.

Với chính sách bảo hành và vận dụng tuỳ tiện “đứt, hỏng dây curoa khi xe đang lưu thông” lại quy vào “phụ tùng hao mòn không bảo hành”, tôi không biết người tiêu dùng VN liệu có bị gian lận trong khâu bảo hành không? Việc này phải nhờ tới luật sư cũng như các cơ quan Nhà nước đã phê duyệt cho hãng ban hành chính sách bảo hành, cũng như vận dụng chính sách bảo hành đã đúng, đã thoả đáng chưa? Hay tất cả đổ dồn về cho người tiêu dùng chịu thiệt".

Luật sư khẳng định đã vi phạm luật?

Trao đổi với chúng tôi, LS.Phạm Hồng Sơn -Trưởng Văn phòng Luật sư Phạm Sơn – Đoàn LS TP.Hà Nội khẳng định: Việc Ford Việt Nam từ chối bảo hành là sai với quy định của pháp luật VN, cụ thể vi phạm Điều 23. Luật Bảo vệ người tiêu dùng về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hàng hóa có khuyết tật gây ra.

Cụ thể, trong điều 23 Quy định, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp hàng hóa có khuyết tật do mình cung cấp gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng, kể cả khi tổ chức, cá nhân đó không biết hoặc không có lỗi trong việc phát sinh khuyết tật, trừ trường hợp quy định tại Điều 24 của Luật này.

LS .Phạm Hồng Sơn -Trưởng Văn phòng Luật sư Phạm Sơn – Đoàn LS TP.Hà Nội khẳng định: Việc For Việt Nam từ chối bảo hành là sai với quy định của pháp luật VN, cụ thể vi phạm Điều 23.  Luật Bảo vệ người tiêu dùng về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hàng hóa có khuyết tật gây ra.

Cụ thể, Điều 25, Luật Bảo vệ người tiêu dùng quy định: “Điều 25. Yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích của nhiều người tiêu dùng, lợi ích công cộng thì người tiêu dùng, tổ chức xã hội có quyền yêu cầu trực tiếp hoặc bằng văn bản đến cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp huyện nơi thực hiện giao dịch giải quyết. LS. Phạm Hồng Sơn cũng cho biết, trường hợp của bà L, có thể yêu cầu Ford Việt Nam phải bồi thường thiệt hại, nếu không bồi thường thì có thể gửi đơn khiếu nại đến cơ quan quản lý Nhà nước để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Ngoài ra, bà L hoàn toàn có quyền khởi kiện ra Tòa án yêu cầu Ford Việt Nam phải bồi thường do vi phạm hợp đồng mua hàng hóa ( vi phạm điều khoản bảo hành) theo trình tự được quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự.

Theo Phi Long (Dân Việt)