Kinh tế

Vụ làm giả 808 chứng nhận thủy sản: Tổng cục Thủy sản lên tiếng

Những ngày gần đây, thông tin về việc Trung tâm Khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định nuôi trồng thủy sản (Trung tâm), thuộc Tổng cục Thủy sản (Bộ NNPTNT) làm giả hơn 800 giấy lưu hành sản phẩm thức ăn chăn nuôi và sản phẩm xử lý cải tạo môi trường thu hút sự quan tâm của dư luận.

Những ngày gần đây, thông tin về việc Trung tâm Khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định nuôi trồng thủy sản (Trung tâm), thuộc Tổng cục Thủy sản (Bộ NNPTNT) làm giả hơn 800 giấy lưu hành sản phẩm thức ăn chăn nuôi và sản phẩm xử lý cải tạo môi trường thu hút sự quan tâm của dư luận.

Cụ thể, các cá nhân có liên quan đến vụ việc đã cố ý làm sai quy định, cố tình ghép phụ lục, đưa thêm một số sản phẩm là chất xử lý cải tạo môi trường trong NTTS vào lưu hành. TCTS ban hành văn bản kèm phụ lục sản phẩm là đúng quy định, nhưng các đối tượng sử dụng chính một số văn bản đó để cắt ghép, sửa phụ lục với mục đích đưa thêm sản phẩm vào lưu hành. Văn bản gốc được ký, ban hành, lưu trữ là đúng, nhưng đã bị các đối tượng lợi dụng để làm trái quy định.

vu lam gia 808 chung nhan thuy san: tong cuc thuy san len tieng hinh anh 1
Các đối tượng đã làm giả tới 808 giấy chứng nhận thủy sản (ảnh minh họa)

“Tại thời điểm các đối tượng thực hiện hành vi Bộ có chủ trương tạm dừng cấp phép lưu hành sản phẩm, do đó các đối tượng chỉ có thể sử dụng cách gép phụ lục của văn bản đã ban hành trước đó. Có những phụ lục được cắt ghép từ văn bản gốc đã ban hành trong năm 2013 nhưng thời điểm thực hiện cắt ghép là năm 2015”- ông Cường thông tin.

Về việc xử lý các cán bộ vi phạm, ông Cường cho biết, Tổng cục Thủy sản đã tiến hành cách chức Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản đối với ông Bùi Đức Quý, nguyên Giám đốc Trung tâm Khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định NTTS; Buộc thôi việc 1 công chức; Buộc thôi việc 5 viên chức của Trung tâm này; Khai trừ đảng đối với 2 đảng viên, trong đó có ông Bùi Đức Quý.

Về công tác khắc phục hậu quả, ông Cường cho biết: Ngay từ khi thụ lý vụ việc Tổng cục Thủy sản đã bàn giải pháp ngăn chặn không cho lưu hành các sản phẩm bị các đối tượng cố tình đưa vào phụ lục; đồng thời tính giải pháp ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra. Ban hành văn bản thu hồi các văn bản, phụ lục văn bản bị ghép phụ lục, bị đưa thêm sản phẩm vào lưu hành;  Ban hành văn bản hướng dẫn địa phương, các doanh nghiệp việc xử lý đối với các sản phẩm bị đưa vào phụ lục không đúng quy định;

Tổ chức Đoàn kiểm tra đột xuất (thành phần gồm Tổng cục Thủy sản, cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản địa phương, Cục An ninh kinh tế nông lâm ngư nghiệp (A86) tại TP HCM là địa phương có nhiều doanh nghiệp có sản phẩm bị thu hồi có văn phòng tại địa bàn. Hiện tại TCTS vẫn tiếp tục chỉ đạo tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các sản phẩm này. Thông báo đến các địa phương trên toàn quốc, doanh nghiệp có sản phẩm bị thu hồi về hướng giải quyết.  

Ban hành 4 quyết định thu hồi tiền nộp ngân sách nhà nước với số tiền là trên 1,17 tỷ đồng. Đến nay, các cá nhân bị thu hồi tiền đã thực hiện nộp tiền vào ngân sách nhà nước.

Trả lời câu hỏi của PV, vì sao vụ việc vi phạm nghiêm trọng như vậy, mà các đối tượng trên chưa bị xử lý ở mức cao hơn là hình sự, ông Cường cho biết: “Thẩm quyền của Tổng cục Thủy sản chỉ có thể xử lý đến các mức độ như trên, còn việc có xử lý hình sự hay không thuộc thẩm quyền của cơ quan công an”.

Được biết, hiện vụ việc cũng đang được Thanh tra Bộ NNPTNT tiến hành xác minh, làm rõ.

Theo xác minh, các đối tượng trên đã "phù phép" 3 văn bản của Tổng Cục Thủy sản (văn bản số 758, 1526, 1789), trong đó cấp phép cho lưu hành 140 sản phẩm là thức ăn chăn nuôi và 668 sản phẩm xử lý cải tạo môi trường thủy sản vào lưu hành trái quy định của pháp luật.

Kết quả xác minh cho thấy, từ đầu năm 2013, ông Bùi Đức Quý lúc đó là Giám đốc Trung tâm, cấu kết với các cán bộ của Trung tâm là ông Nguyễn Huy Bàn, bà Đỗ Thị Hà, Phạm Hồng Quân, Vũ Thị Thu, Nguyễn Thị Hà, Nguyễn Văn Dũng và ông Lê Tuấn Anh  làm giả công văn và ban hành công văn trái luật để đưa tên các sản phẩm không đủ tiêu chuẩn vào bản phụ lục sản phẩm đã được cấp phép lưu hành.

Các đối tượng trên đã cố ý thực hiện hành vi vi phạm pháp luật và thực hiện hành vi vi phạm với mục đích vụ lợi. Trong quá trình thực hiện hành vi trên, bà Vũ Thị Thu đã chuyển tiền 2 lần cho ông Bùi Đức Quý với tổng số tiền là 912 triệu đồng.

Ông Dũng cũng chuyển tiền vào tài khoản của ông Phạm Văn Hoà (người quen của bà Thu) 3 lần với tổng số tiền là 976 triệu đồng. Số tiền này được tính trả cho ông Quý 5 triệu đồng/sản phẩm nhận làm cho doanh nghiệp.


Theo Ngọc Lê (Dân Việt)