Kinh tế

Việt Nam được gì trong xuất siêu hơn 3,7 tỷ USD?

Giá trị xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2016 Việt Nam ghi nhận xuất siêu 3,72 tỷ USD, tuy nhiên thành tích xuất siêu này phụ thuộc chủ yếu vào các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI).

Giá trị xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2016 Việt Nam ghi nhận xuất siêu 3,72 tỷ USD, tuy nhiên thành tích xuất siêu này phụ thuộc chủ yếu vào các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI).

Tuy nhiên, trong tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam, các doanh nghiệp (DN) FDI chiếm đến 70% tổng giá trị xuất khẩu, đạt gần 90 tỷ USD, tăng 10% so cùng kỳ (tương đương 8 tỉ USD).

Việt Nam xuất siêu gần 4 tỷ USD, nhưng chủ yếu là thuộc về khu vực DN nước ngoài nhập khẩu và xuất khẩu
Việt Nam xuất siêu gần 4 tỷ USD, nhưng chủ yếu là thuộc về khu vực DN nước ngoài nhập khẩu và xuất khẩu

Nhóm mặt hàng xuất khẩu đem lại giá trị cao như: điện thoại và linh kiện đạt 25,5 tỷ USD là của Samsung; hàng dệt may 17,8 tỷ USD đa số của nước ngoài; máy vi tính, sản phẩm điện tử xuất khẩu 12,9 tỷ USD… Các mặt hàng xuất khẩu của DN Việt Nam có kim ngạch khá khiêm tốn so với các DN FDI, trong đó có thủy sản (5 tỷ USD), gỗ (5 tỷ USD), cà phê (2,5 tỷ)…

Tuy nhiên, nhập khẩu của khu vực FDI cũng rất cao, cụ thể, 9 tháng đầu năm 2016, khu vực này nhập khẩu 73,8 tỷ USD, chiếm gần 60% giá trị nhập khẩu. So với giá trị xuất khẩu, khu vực FDI xuất siêu 16 tỷ USD.

Trong số 10 nhóm hàng nhập khẩu chiếm kim ngạch lớn nhất, đều là các sản phẩm, mặt hàng của các DN có vốn đầu tư nước ngoài như máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt hơn 20 tỷ USD; máy móc, thiết bị, phụ tùng hơn 20 tỷ USD, sắt thép các loại hơn 5 tỷ USD, linh kiện điện thoại hơn 7,5 tỷ USD...

"Nếu so sánh con số nhập khẩu và con số xuất khẩu trong đóng góp của khu vực FDI vào nền kinh tế là cao, nhưng nếu so về con số tăng giá trị nhập khẩu của khu vực FDI trong tổng nhập khẩu cả nước thì đây là vấn đề, nỗi lo. Các DN FDI nhập máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất trong nước chứ không tạo giá trị gia tăng nhiều cho khu vực trong nước", chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đánh giá.

Minh chứng là nhóm FDI nhập khẩu hơn 73,3 tỷ USD, trong khi đó, 9 tháng cùng kỳ năm 2016, số nhập của nhóm này cũng đạt 73,8 tỷ USD, mức nhập vẫn cao từ trên 60 - 70% tổng nhập của nền kinh tế, con số này không đổi qua các năm mà có xu hướng tăng. Trong khi đó, xuất khẩu 9 tháng năm 2015 của khu vực FDI đạt 82 tỷ USD, xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2016 đạt 90 tỷ USD, tăng nhẹ 8 tỷ USD.

Theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, Việt Nam luôn tự hào có khu vực FDI lớn, trong đó xuất khẩu lớn nhất là Samsung. Tuy nhiên, đánh giá lại thì thời gian qua, FDI vẫn nhập nhập để xuất khẩu, họ là DN lợi nhuận nên họ tận dụng lợi thế cạnh tranh về ưu đãi thuế xuất, thuế nhập của Việt Nam trong các FTA để gia tăng lợi nhuận qua xuất khẩu. Trong khi đó, tính lan tỏa khu vực này đến các thành phần kinh tế khác rất kém, khu vực trong nước vẫn nhập siêu nặng nề, ăn mòn xuất siêu của khu vực FDI. Chính vì vậy, có khái niệm, Việt Nam được cho nơi xuất khẩu hộ của các tập đoàn kinh tế lớn nước ngoài trú chân.

Theo Nguyễn Tuyền (Dân Trí)