Kinh tế

Sabeco có thể niêm yết cuối tháng 11

Một ngày sau chỉ đạo từ Chính phủ, lãnh đạo Sabeco khẳng định sẽ niêm yết trên HOSE vào cuối tháng 11 hoặc đầu tháng 12 tới.

Một ngày sau chỉ đạo từ Chính phủ, lãnh đạo Sabeco khẳng định sẽ niêm yết trên HOSE vào cuối tháng 11 hoặc đầu tháng 12 tới.

“Nhưng nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như việc minh bạch trong quản lý giá hay các điều kiện khác như thuế”, ông nói.

Đấu giá công khai

Từ chối tiết lộ tên các đối tác muốn mua cổ phần của Sabeco, ông Xanh khẳng định việc đấu giá sẽ được thực hiện công khai, minh bạch, ai muốn mua đều phải tham gia đấu giá.

“Có rất nhiều nhà đầu tư quan tâm tới việc này gồm cả các tổ chức tài chính quốc tế, các quỹ, các hãng bia nước ngoài…, nhưng chúng tôi chưa đàm phán cụ thể với bất cứ ai. Tất cả đều đang chờ lệnh của Thủ tướng”, ông Xanh nhấn mạnh.

Sabeco co the niem yet cuoi thang 11 hinh anh 1
Sau chỉ đạo quyết liệt từ Chính phủ, lãnh đạo Sabeco khẳng định sẽ niêm yết trên HOSE vào cuối tháng 11 hoặc đầu tháng 12 tới. Ảnh: Reuters.

Theo CEO Sabeco, năm 2016 lợi nhuận của doanh nghiệp có thể sẽ tăng 14% so với năm ngoái. Năm 2015, doanh thu của Sabeco đạt 14.736 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 2.984 tỷ đồng.

Tuy vậy, vị này từ chối tiết lộ kế hoạch thoái vốn nhà nước và việc lựa chọn nhà đầu tư chiến lược vì vấn đề trên “vẫn đang được Chính phủ xem xét và chưa chốt phương án cuối cùng”.

Giá cổ phiếu tăng mạnh

Một ngày trước đó, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 4/10, một lãnh đạo Bộ Công Thương than cần 12 đến 14 tuần mới có thể hoàn tất thủ tục niêm yết Habeco, Sabeco trên sàn chứng khoán.

“Khả năng có thể lên sàn được của hai doanh nghiệp này trong năm 2016 là rất khó khăn, nhưng nếu có chậm cũng chỉ đến quý I/2017”, vị này nói.

Trước việc Bộ Công Thương kêu khó, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng phát biểu: “Nếu chậm sau năm 2016, Bộ Công Thương phải kiểm điểm trước Thủ tướng, Nhà nước, hai doanh nghiệp phải kiểm điểm trước Bộ Công Thương. Lên sàn chậm là lỗi của chính doanh nghiệp vì họ cổ phần hóa lâu rồi, nhưng không niêm yết”.

Thông tin Sabeco chuẩn bị niêm yết trên sàn đã đẩy giá cổ phiếu của doanh nghiệp này tăng nhanh. Cụ thể, giá chào bán đã tăng lên trên 100.000 đồng/cổ phiếu. Đặc biệt, các lệnh với số lượng lớn, giá chào bán có thể lên 110.000 đồng/cổ phiếu. Trước đó hơn một tháng, giá cổ phiếu này chỉ ở mức hơn 60.000 đồng.

Ngoài sức hút từ bia, Sabeco còn thu hút các nhà đầu tư chiến lược bằng các khu đất vàng nằm ở các vị trí đắc địa. Cụ thể, tại TP.HCM, Sabeco sở hữu 4.000 m2 tại số 46 Vân Đồn, lô đất hơn 17.000 m2 và 7.700 m2 tại số 187 - 474 Nguyễn Chí Thanh (quận 10), hơn 2.200 m2 tại Phan Huy Ích…

Theo kế hoạch, Sabeco sẽ thực hiện thoái vốn theo 2 đợt. Đợt 1 công ty sẽ bán 53,29% vốn nhà nước (24.000 tỷ đồng) trong năm 2016 và đợt 2 bán 32% vốn điều lệ (16.000 tỷ đồng) sau khi đã niêm yết trên sàn chứng khoán. Việc thoái vốn tại Sabeco ước tính có thể mang về cho  ngân sách nhà nước 1,8 tỷ USD.

Ngay từ khi Chính phủ tuyên bố sẽ rút hết vốn nhà nước khỏi Sabeco, nhiều đại gia nước ngoài bắt đầu dòm ngó. Có thể kể đến những cái tên như Kirin (2503.T), Asahi Group Holdings (2502.T), Thai Bev (TBEV.SI) và Heineken (HEIN.AS)…

Người phát ngôn của Tập đoàn Asahi thừa nhận ngay từ đầu họ đã rất quan tâm tới việc mua cổ phần của Sabeco và đến nay họ vẫn ôm tham vọng đó. Trong khi đó, đại diện Kirin, Heineken, Thai Bev từ chối bình luận về việc trên.

Theo Kiều Vui (Zing.vn)