Kinh tế

Ngân hàng Xây dựng được mở rộng phạm vi hoạt động nghiệp vụ

Với nội dung “Cấp tín dụng dưới hình thức bảo lãnh ngân hàng” vừa được bổ sung, phạm vi hoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng Xây dựng Việt Nam đảm bảo đầy đủ với hầu hết tất cả các mảng hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng đối với một ngân hàng thương mại như huy động vốn, sử dụng vốn, cấp tín dụng, trung gian tài chính.

Với nội dung “Cấp tín dụng dưới hình thức bảo lãnh ngân hàng” vừa được bổ sung, phạm vi hoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng Xây dựng Việt Nam đảm bảo đầy đủ với hầu hết tất cả các mảng hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng đối với một ngân hàng thương mại như huy động vốn, sử dụng vốn, cấp tín dụng, trung gian tài chính.

Theo quyết định, Thống đốc NHNN bổ sung Điểm 8 Giấy phép hoạt động số 0047/NH-GP ngày 29/12/1993 của Thống đốc NHNN cấp cho Ngân hàng thương mại TNHH MTV Xây dựng Việt Nam nội dung hoạt động: “Cấp tín dụng dưới hình thức bảo lãnh ngân hàng”.

Như vậy, với nội dung “Cấp tín dụng dưới hình thức bảo lãnh ngân hàng” được bổ sung, phạm vi hoạt động nghiệp vụ của CB đảm bảo đầy đủ với hầu hết tất cả các mảng hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng đối với một ngân hàng thương mại như huy động vốn, sử dụng vốn, cấp tín dụng, trung gian tài chính.

CB được cấp tín dụng dưới hình thức bảo lãnh ngân hàng
CB được cấp tín dụng dưới hình thức bảo lãnh ngân hàng
 
Trong đó, bảo lãnh ngân hàng ngày càng được khách hàng sử dụng rộng rãi như một loại hình dịch vụ không thể thiếu, bao gồm cả các khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân. Nhu cầu sử dụng dịch vụ bảo lãnh phát sinh khi khách hàng cần ngân hàng chứng minh năng lực tài chính, khả năng thanh toán của mình hoặc cần ngân hàng chứng minh khả năng thực hiện các cam kết của hợp đồng.

Bảo lãnh ngân hàng được xem như là một loại hình tín dụng đặc biệt bởi nhờ có nó mà một cá nhân hay một doanh nghiệp không phải bỏ ra một khỏan tiền vốn (hoặc không phải đi vay) để đặt cọc, giam chân tại chỗ nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của mình trong giao kết dân sự với đối tác. Bảo lãnh ngân hàng đã và đang mang tới các lợi ích cho khách hàng như: Góp phần hạn chế sử dụng nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp; Hạn chế việc sử dụng tiền mặt, qua đó tăng cường tính an toàn trong giao dịch; Giảm thiểu rủi ro trong trường hợp người mua và người bán không biết nhau; Tiết kiệm thời gian, chi phí cho các bên liên quan; Nâng cao vị thế, vai trò và uy tín của doanh nghiệp trong quan hệ với đối tác...

Việc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho phép bổ sung đầy đủ các hoạt động nghiệp vụ tạo điều kiện thuận lợi cho CB phát huy hiệu quả trong các động thái khởi động kinh doanh, trở lại thị trường sau một năm đổi mới theo mô hình sở hữu Nhà nước.

Với thủ đoạn đơn giản, Phạm Công Danh rút gọn của VNCB 4.700 tỷ đồng
Với thủ đoạn đơn giản, Phạm Công Danh "rút gọn" của VNCB 4.700 tỷ đồng
 
Ngân hàng Xây dựng là nơi xảy ra “đại án” tham nhũng do Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch HĐQT) và đồng phạm thực hiện. Cuối năm 2015, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an đã có kết luận điều tra. Vụ án đã khởi tố 50 bị can về 3 tội danh.

Trước đó, ngày 29/7/2014, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã công bố quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam bị can để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật đối với ông Phạm Công Danh, Chủ tịch Tập đoàn Thiên Thanh; ông Phan Thành Mai, nguyên thành viên Hội đồng Quản trị, Tổng giám đốc Tập đoàn Thiên Thanh; ông Mai Hữu Khương, nguyên thành viên Hội đồng Quản trị, phụ trách tài chính Tập đoàn Thiên Thanh.

Tập đoàn Thiên Thanh là nhà đầu tư tham gia tái cơ cấu và trở thành cổ đông lớn của Ngân hàng Đại Tín (TrustBank), sau đó đổi tên thành Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB) từ tháng 3/2015.

Sau khi đầu tư và trở thành cổ đông lớn, nắm quyền kiểm soát và chi phối VNCB, ông Phạm Công Danh được cho là đã chỉ đạo hội đồng quản trị, ban điều hành và ban kiểm soát VNCB, cấp dưới thuộc Tập đoàn Thiên Thanh và VNCB thực hiện lập các hồ sơ khống để rút tiền, vay tiền của VNCB… gây thiệt hại trên 9.000 tỷ đồng cho ngân hàng này.

Sau khi Phạm Công Danh và đồng phạm bị bắt, khởi tố, Ngân hàng Nhà nước đã hỗ trợ Ngân hàng Xây dựng Việt Nam cơ cấu lại để đảm bảo quá trình hoạt động bình thường. Ngày 5/3/2015, Ngân hàng Xây Dựng chính thức chuyển đổi mô hình thuộc sở hữu Nhà nước. Ngày 7/8/2015, Ngân hàng Xây dựng công bố tên thương hiệu mới CB (viết tắt từ tên gọi ngân hàng tiếng Anh là Construction Bank).

Theo Công Quang (Dân Trí)