Kinh tế

Mua điện Trung Quốc giá cao: Khả năng dự báo của EVN có vấn đề?

Việc mua điện Trung Quốc theo hợp đồng dài hạn, có thời điểm nguồn cung dư thừa, thậm chí giá điện cao hơn một số nhà máy thủy điện vừa và nhỏ trong nước chứng tỏ khả năng dự báo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có vấn đề?

Việc mua điện Trung Quốc theo hợp đồng dài hạn, có thời điểm nguồn cung dư thừa, thậm chí giá điện cao hơn một số nhà máy thủy điện vừa và nhỏ trong nước chứng tỏ khả năng dự báo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có vấn đề?

Đại diện Hội Doanh nghiệp Lào Cai từng phản ánh EVN mua điện Trung Quốc với giá cao gấp 3 lần so với giá mua từ các nhà máy thủy điện nhỏ và vừa ở Lào Cai. Vậy có mâu thuẫn không khi trong nước vẫn sản xuất được nhưng lại mua từ Trung Quốc với giá cao?

Mua điện của Trung Quốc bắt đầu từ nhiều năm trước, khi Việt Nam có những khó khăn trong vấn đề cân đối cung cầu. Mua điện Trung Quốc đã góp phần làm giảm nhẹ thiếu hụt và giúp khả năng cân đối cung cầu tốt hơn.

Ảnh minh họa

Vấn đề mua điện là quan hệ 2 bên cùng có lợi, mình không chịu sức ép và nói chung giá mua điện của Trung Quốc so với giá bán trung bình bao giờ cũng thấp hơn.

Tuy nhiên, so với một số các nhà máy điện nhỏ và vừa ở địa phương có thể giá hợp đồng ký kết với giá mua của Trung Quốc chênh lệch nhau. Thậm chí có một số trường hợp là đơn vị trong EVN vẫn phải ký hợp đồng bán điện cho EVN với giá thấp hơn so với mua của Trung Quốc. Nhưng vấn đề ở đây là cần nhìn tổng thể, lâu dài, không phải từng thời điểm hay giai đoạn ngắn hạn.

Ví dụ, giá bán điện trung bình là 5 cent, mình mua Trung Quốc thấp hơn mức này nhưng có thể cao hơn giá mua các đơn vị. Đây là chuyện cân đối tài chính, tính toán bất lợi, lợi của EVN, không phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp trong nước hay nước ngoài.

Tuy nhiên, việc duy trì trong khi nguồn cung dồi dào chứng tỏ khả năng dự báo của EVN có vấn đề?

Tôi cho rằng năm 2015 kết thúc là hợp lý là bởi vì, nếu tốc độ tăng trưởng GDP trước đây dự kiến là 14-15% thì những năm 2014-2015 ngành điện không “thư thái” như bây giờ. 

 Từng có thời điểm giá mua từ Trung Quốc của EVN cao gấp 3 lần giá mua các nhà máy nhỏ và vừa trong nước. Ảnh minh họa


Tức là phát triển kinh tế chậm lại và ngành điện mới có cơ hội đuổi kịp nhu cầu còn việc tăng trưởng đi trước, ngành điện “lẽo đẽo” đi sau, việc thiếu điện sẽ còn dài.

Có thể trước đây với nhịp độ tăng trưởng dự kiến đến 2015 kết thúc là vừa nhưng thực ra kết thúc có thể sớm hơn, chẳng hạn 2014.

Tính đến hết tháng 4/2015, sản lượng điện mua từ Trung Quốc khoảng 0,56 tỷ kWh, chiếm khoảng trên 31% sản lượng dự kiến mua cả năm 2015. Trong khi 4 tháng đầu năm chưa phải thời điểm cao điểm, vậy sản lượng điện mua từ Trung Quốc cả năm có thể cao hơn so với dự kiến?

Như công bố của EVN, năm nay cơ bản hệ thống điện của Việt Nam đáp ứng được nhu cầu. Trong khi một số năm trước, có những năm thiếu điện tương đối nặng nguồn điện mua từ Trung Quốc góp phần đảm bảo cân đối nhu cầu trong nước.

Nhưng lượng điện này cũng không phải là con số quá lớn, đóng vai trò rõ rệt trong đáp ứng nhu cầu điện.

Năm nay, vì mua điện của Trung Quốc theo hợp đồng đã ký kết dài hạn nên phải cố gắng thực hiện hợp đồng theo đúng cam kết.

Trong hợp đồng đã có dự kiến tiến độ mua và EVN cũng sẽ cân đối nhu cầu trong nước với những thỏa thuận phía nước bạn, nên sẽ không có lo ngại mua nhiều quá hay từ giờ đến cuối năm sẽ phải mua ít đi. 

VS.GS.TSKH Trần Đình Long, Phó Chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam


Mua điện một chiều nhiều bất cập

Lãnh đạo EVN cho biết, thời gian tới đây xem xét việc mua điện từ các nước Lào, Campuchia thậm chí Thái Lan. Liệu điều này có cần không vì Việt Nam có thể chủ động vấn đề điện và tăng trưởng kinh tế thấp hơn kỳ vọng?

Mua bán là quan hệ 2 chiều, dự án "Liên kết lưới điện khu vực ASEAN” theo tôi là nghiêm chỉnh và hết sức có lợi cho cả khu vực vì khi liên kết với nhau, không những mua còn bán cho họ.

Thứ 2, việc liên kết, trao đổi sẽ có lợi cho tất cả các đối tác. Ví dụ cơ cấu nguồn điện các nước khác nhau, nước thì mạnh về thủy điện như Lào, nước mạnh về nhiệt điện như Thái Lan, Malaysia, Singapore. Và vì nhu cầu điện của các nước không hoàn toàn giống nhau, phân bố theo mùa và dạng năng lượng khác nhau nên khi liên kết lưới điện của khu vực có thể tận dụng thế mạnh của từng nước.

Việc thuê lưới điện mang điện từ Myanmar cũng có những khung pháp lý và khuôn khổ, trả tiền vận chuyển như thế nào...

Chưa kể khả năng hỗ trợ trong trường hợp sự cố. Sở dĩ theo tôi dự kiến “Liên kết lưới điện khu vực ASEAN” chậm hơn mong muốn do những khó khăn đầu tư, kỹ thuật để lưới điện này không gây phiền cho lưới kia và mua bán giá cả hợp lý.

Với xu thế xây dựng Cộng đồng ASEAN, phần năng lượng chung cần được giải quyết và như vậy liên kết sẽ có lợi.

Như vậy sự liên kết sẽ chủ động và linh hoạt hơn so với hợp đồng mua bán với Trung Quốc?

Trong hợp đồng mua bán với Trung Quốc đã mua 1 chiều, không có bán chỉ mua, và trong trao đổi không bình đẳng tức là chỉ đi 1 chiều từ Trung Quốc sang Việt Nam. Thực ra nói nôm na là cắt 1 phần lưới điện của Việt Nam nối vào phía nam Trung Quốc.

Đây không phải trao đổi điện năng trong khi trao đổi mới phát huy thế mạnh, có cam kết và có cơ quan điều tiết việc chỉ huy mua 1 chiều sẽ có sự bất cập.

Xin cảm ơn ông!
 
>> EVN thoái “sạch” 11,5 triệu cổ phần tại Chứng khoán An Bình
>> Sẽ giảm quyền tự tăng giá điện của EVN

Theo Nguyễn Thảo (Bizlive.vn)