Kinh tế

Moody's: Việt Nam tăng bậc xếp hạng tín nhiệm lên mức "tích cực"

Một trong ba đơn bị xếp hạng tín nhiệm danh tiếng đã nâng bậc đánh giá triển vọng tín nhiệm với Việt Nam từ "ổn định" lên "tích cực", cho thấy kỳ vọng khả quan của giới quan sát.

Một trong ba đơn bị xếp hạng tín nhiệm danh tiếng đã nâng bậc đánh giá triển vọng tín nhiệm với Việt Nam từ "ổn định" lên "tích cực", cho thấy kỳ vọng khả quan của giới quan sát.

Theo thang xếp hạng của đơn vị này, B1 là thang đồng nghĩa với "có yếu tố đầu tư, nhưng rủi ro tín dụng cao".

Moody's: Viet Nam tang bac xep hang tin nhiem len muc

Moody's đánh giá Việt Nam tăng xếp hạng triển vọng tín nhiệm lên mức "tích cực". Ảnh minh họa: Reuters.

Tuy nhiên, theo Moody's, triển vọng xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam tăng bậc là nhờ 3 yếu tố chính. Thứ nhất, dòng vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp FDI vào Việt Nam đang rất mạnh, được tạo điều kiện nhờ Chính phủ tích cực đổi mối các cơ chế kinh tế. Theo đơn vị nhận định, dòng vốn mạnh này sẽ tiếp tục làm đa dạng hóa nền kinh tế Việt Nam, tăng tính cạnh tranh so với các nền kinh tế cùng hạng.

Thứ hai, kinh tế vĩ mô và các yếu tố ngoại cảnh ổn định tiếp tục tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư kinh doanh.

Cuối cùng, tăng trưởng kinh tế lạc quan và nợ công được giữ ở mức ổn định giúp Việt Nam ghi điểm với đơn vị xếp hạng.

Đồng thời, Moody’s nâng mức trần đối với xếp hạng "nợ và tiền gửi bằng đồng nội tệ" của Việt Nam từ Ba1 lên Baa3. Trong khi đó, mức trần đối với xếp hạng "nợ và tiền gửi bằng đồng ngoại tệ" duy trì ở mức Ba2 và B2. Đối với nợ và tiền gửi bằng ngoại tệ ngắn hạn ở mức “Đầu tư không tốt”.

Đơn vị xếp hạng đánh giá với yếu tố dòng vốn FDI mạnh, chứng tỏ Việt Nam đang tận dụng rất tốt việc tham gia vào các thỏa thuận thương mại tự do trong vài năm gần đây.

Việt Nam đã trở thành một mắt xích quan trọng hơn trong chuỗi cung ứng lĩnh vực thiết bị điện tử, đặc biệt là điện thoại di động, nhờ các khoản đầu tư nước ngoài giúp đa dạng hóa nền kinh tế hướng tới hoạt động sản xuất giá trị gia tăng cao hơn. Kết quả là thị phần xuất khẩu của Việt Nam trên thế giới gần như tăng gấp đôi, từ 0.7% năm 2013 lên 1.2% trong năm 2016.

Cùng với tăng trưởng mạnh, đơn vị này dự đoán kinh tế vĩ mô Việt Nam cũng sẽ được ổn định. Trong năm 2017, Moody’s kỳ vọng lạm phát sẽ ở dưới mức mục tiêu 5% khi sức ép điều hành giá đã giảm bớt.

Trong tương lai gần, đơn vị này kỳ vọng nguồn thu của Chính phủ sẽ tăng cùng với đà tăng của nhu cầu nội địa và giá dầu quốc tế nếu như Chính phủ Việt Nam không thông qua bất kỳ đợt cắt giảm thuế doanh nghiệp nào.

Theo Ngô Minh (Tri Thức Trực Tuyến)