Kinh tế

Lãnh đạo tập đoàn nhà nước hưởng mức lương xấp xỉ… Bộ trưởng

Lương của Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty chuyên trách được xếp theo hạng công ty, mức cao nhất, với tập đoàn kinh tế, hệ số lương là 9,1. Đây là mức hệ số xấp xỉ hệ số lương 9,7 áp dụng với Bộ trưởng hiện nay.

 
Lương của Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty chuyên trách được xếp theo hạng công ty, mức cao nhất, với tập đoàn kinh tế, hệ số lương là 9,1. Đây là mức hệ số xấp xỉ hệ số lương 9,7 áp dụng với Bộ trưởng hiện nay.

Theo đó, người quản lý công ty chuyên trách tiếp tục xếp lương theo hạng công ty quy định tại bảng dưới làm căn cứ để thực hiện các chế độ theo quy định của pháp luật cho đến khi Chính phủ có quy định mới. Cụ thể:

 

Hạng công ty

__________________________________

Chức danh

 

HỆ SỐ MỨC LƯƠNG

 

Tập đoàn kinh tế

 

 

Tổng công ty đặc biệt

 

 

Tổng công ty và tương đương

 

 

Công ty

 

 

I

 

 

II

 

 

III

 

 

1. Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty chuyên trách

 

 

8,80 -9,10

 

 

8,20 - 8,50

 

 

7,78 - 8,12

 

 

6,97 - 7,30

 

 

6,31 - 6,64

 

 

5,65 - 5,98

 

 

2. Tổng giám đốc hoặc Giám đốc

 

 

8,50 -8,80

 

 

7,85 - 8,20

 

 

7,45 - 7,78

 

 

6,64 - 6,97

 

 

5,98 - 6,31

 

 

5,32 - 5,65

 

 

3. Trưởng ban kiểm soát

 

 

8,10 - 8,40

 

 

7,53 - 7,83

 

 

7,12 - 7,45

 

 

6,08 - 6,41

 

 

5,42 - 5,75

 

 

4,76 – 5,09

 

 

4. Thành viên chuyên trách Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên chuyên trách, Phó Tổng giám đốc hoặc Phó giám đốc

 

 

7,90 - 8,20

 

 

7,33 - 7,66

 

 

6,97 - 7,30

 

 

5,98 - 6,31

 

 

5,32 - 5,65

 

 

4,66 - 4,99

 

 

5. Kế toán trưởng

 

 

7,60 -7,90

 

 

7,00 - 7,33

 

 

6,64 - 6,97

 

 

5,65 - 5,98

 

 

4,99 - 5,32

 

 

4,33 - 4,66

 

Lương lãnh đạo phải hợp lý so với tiền lương của người lao động

Nghị định quy định tiền lương đối với người quản lý công ty chuyên trách được xác định và trả lương gắn với hiệu quả sản xuất, kinh doanh, kết quả quản lý, điều hành hoặc kiểm soát, có khống chế mức hưởng tối đa và bảo đảm tương quan hợp lý với tiền lương của người lao động trong công ty.

Thù lao đối với người quản lý công ty không chuyên trách tại công ty được tính theo công việc và thời gian làm việc, nhưng không vượt quá 20% tiền lương của người quản lý công ty chuyên trách; đối với người quản lý công ty được cử đại diện vốn góp ở nhiều công ty, doanh nghiệp khác thì khoản thù lao do công ty, doanh nghiệp khác trả được nộp về công ty để chi trả theo mức độ hoàn thành nhiệm vụ, nhưng tối đa không vượt quá 50% mức tiền lương thực tế được hưởng tại công ty. Phần còn lại (nếu có) được hạch toán vào thu nhập khác của công ty.

Tiền thưởng của người quản lý công ty được xác định theo năm tương ứng với hiệu quả sản xuất, kinh doanh, kết quả quản lý, điều hành hoặc kiểm soát, được trả một phần vào cuối năm, phần còn lại sau khi kết thúc nhiệm kỳ.

Đối với trường hợp Chủ tịch công ty kiêm Tổng Giám đốc, Giám đốc thì chỉ được nhận tiền lương của một chức danh cao nhất.

Tiền lương, tiền thưởng, thù lao của Trưởng ban kiểm soát, Kiểm soát viên xác định theo quy định tại Nghị định này, sau khi trừ khoản phải nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các khoản khác theo quy định của pháp luật để trích nộp cho cơ quan bảo hiểm, công ty nộp cho cơ quan đại diện chủ sở hữu để hình thành quỹ chung và chi trả cho Kiểm soát viên theo mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đối với Kiểm soát viên tài chính tại tập đoàn kinh tế nhà nước thì nộp cho Bộ Tài chính để đánh giá, chi trả.

“Cấm” dùng quỹ lương của người lao động trả cho lãnh đạo

Chính phủ cũng vừa ban hành Nghị định 51/2016/NĐ-CP quy định quản lý lao động, tiền lương và tiền thưởng đối với người lao động làm việc trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ vừa được Chính phủ ban hành.

Theo đó, về quản lý lao động, công ty phải xây dựng kế hoạch lao động hằng năm làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động. Kế hoạch lao động được xây dựng dựa trên kế hoạch sản xuất, kinh doanh, cơ cấu tổ chức, sắp xếp lại lao động hợp lý (đặc biệt là việc rà soát các đầu mối quản lý, sắp xếp tinh giản lao động gián tiếp) và định mức lao động của công ty.

Tổng số lao động trong kế hoạch lao động hằng năm trong điều kiện sản xuất, kinh doanh bình thường không được vượt quá 5% so với số lao động thực tế sử dụng bình quân của năm trước liền kề (sau khi đã cơ cấu tổ chức, sắp xếp lại).

Tuyển dụng vượt kế hoạch, “cắt” thưởng của lãnh đạo

 

Chuyện lãnh đạo DN công ích hưởng lương cao ngất đã từng khiến dư luận rất bức xúc.

Đối với trường hợp tuyển dụng vượt quá kế hoạch hoặc không đúng kế hoạch, dẫn đến người lao động không có việc làm, phải chấm dứt hợp đồng lao động thì Tổng giám đốc, Giám đốc phải chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty phải chịu trách nhiệm trước cơ quan đại diện chủ sở hữu và không được thưởng, không được tăng lương, kéo dài thời gian nâng lương, giảm mức tiền lương.

Đây được coi là một nội dung để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người quản lý theo quy định tại Nghị định số 97/2015/NĐ-CP ngày 19/10/2015 của Chính phủ về quản lý người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Về quy định xây dựng quỹ tiền lương trong DN, Nghị định nêu rõ, công ty xây dựng và ban hành thang lương, bảng lương, phụ cấp lương theo Nghị định số 49 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tiền lương làm căn cứ để xếp lương, trả lương và thực hiện chế độ đối với người lao động theo quy định của pháp luật lao động.

Công ty phân phối tiền lương cho người lao động theo quy chế trả lương của công ty. Không được sử dụng quỹ tiền lương của người lao động để trả cho thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng.


Theo P.T (Dân Trí)