Kinh tế

Kịch bản nào cho tỷ giá?

Theo Agribank, qua đối chiếu, sổ tiết kiệm ông Dương Thanh Nghị đang giữ có seri không khớp với số seri trên hồ sơ và phần mềm quản lý dữ liệu của Agribank.

Thị trường đang đổ dồn về phía Ngân hàng Nhà nước để nghe ngóng động thái của cơ quan này trước phản ứng thị trường trong những ngày qua. Nhiều kịch bản đã được đặt ra cho tỷ giá, trong đó có tình huống sẽ phải tăng cao hơn so với biên độ mà Ngân hàng Nhà nước đã đặt ra hồi đầu năm.
Diễn biến tỷ giá sẽ ra sao còn tùy thuộc vào kịch bản mà Ngân hàng Nhà nước sẽ chọn. Ảnh minh họa.
 
Diễn biến giá USD trong ngày 16/3 ghi nhận mức tăng cao nhất là 125 đồng/USD, mức hiếm thấy trong vòng 2 năm trở lại đây cho thấy sức ép điều chỉnh tỷ giá trên thị trường đã xuất hiện. Tuy vậy, thị trường vẫn hiểu Ngân hàng Nhà nước không dễ dàng dùng nốt “quota” còn lại của năm khi áp lực thị trường thời điểm hiện tại thật sự chưa nhiều.
 
Thực tế, Ngân hàng Nhà nước vẫn đang lựa chọn giải pháp im lặng trước phản ứng và áp lực của thị trường. Im lặng để quan sát diễn biến thị trường và phân tích xem trong chuỗi tăng giá đó, bao nhiêu % là nhu cầu thật, bao nhiêu % là kỳ vọng, là trục lợi? Sau đó, bước quan trọng đó là sẽ chọn cho tỷ giá năm 2015 một kịch bản phù hợp để hành động.
 
Sẽ không điều chỉnh tỷ giá thời điểm này
 
Nhiều chuyên gia cho rằng Ngân hàng Nhà nước sẽ lựa chọn kịch bản theo hướng giữ ổn định tiền đồng, chưa vội phá giá vì những thành công mà cơ quan này đã đạt được trên thị trường chống vàng hóa, đô la hóa.
“Việc phá giá dễ dàng sẽ ảnh hưởng nền niềm tin tiền đồng của thị trường và điều này có thể sẽ ảnh hưởng đến thành công trên mặt trận vàng hóa, đô la hóa của Ngân hàng Nhà nước trong thời gian qua. Trước mắt, cơ quan này sẽ không điều chỉnh nốt 1% còn lại trong vài tuần tới. Dù vậy, áp lực điều chỉnh tỷ giá là rất lớn và có thể 2% trong năm nay là không đủ”, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia ngân hàng, nhận định.
 
Lãnh đạo nhiều ngân hàng cũng cho rằng đây chưa phải thời điểm nhu cầu USD đột biến phục vụ thanh toán xuất nhập khẩu nhưng do tâm lý e ngại tỷ giá sẽ tăng theo biến động của thế giới nên giá giao dịch trên thị trường có thể hiện tâm lý kỳ vọng. Tuy nhiên, mức giá cao nhất tính đến cuối ngày 16/3 là 21.420 - 21.580 đồng/USD vẫn thấp hơn so với mức trần là 21.673 VND/USD.
 
Thực tế, nhiều quan điểm cho rằng việc neo tỷ giá 2% trong năm 2015 của Ngân hàng Nhà nước là quá mong manh, bởi áp lực phá giá tiền đồng đã trở lên quá lớn và xuất phát từ nhiều yếu tố.
 
Trước hết, đó là áp lực mạnh lên của đồng USD. Sự tăng lên của đồng USD trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới đang lựa chọn giải pháp làm giảm giá tiền đồng của họ để hỗ trợ xuất khẩu và phát triển kinh tế. Thế giới đã thực sự bước vào giao đoạn đầu của chiến tranh tiền tệ.
 
Một nguyên nhân nữa đến từ việc giảm lãi suất tiền đồng. Việc giảm lãi suất tiền đồng trong thời gian qua cùng với sự mạnh trở lại của USD những ngày gần đây đang ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ giá. Người cầm tiền đồng đã thấy không còn nhiều lợi ích khi giữ tiền đồng và áp lực tháo chạy khỏi nó để nắm giữ tài sản có giá trị khác đã xuất hiện, trong đó có cả nhu cầu USD.
 
Ngoài ra, nợ công tăng và áp lực nhập siêu của nền kinh tế cũng tác động không nhỏ tới tỷ giá. Thực tế, nếu Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá sẽ có lợi cho xuất khẩu và mang về cho ngân sách một lượng ngoại tệ để đáp ứng phần nào nhu cầu trả nợ nợ công.
 
Giá phải trả cho niềm tin tiền đồng là bao nhiêu?
 
Với tình huống đặt ra là Ngân hàng Nhà nước sẽ chọn giải pháp ổn định niềm tin tiền đồng, phản ứng của thị trường sẽ thế nào và chi phí cho giải pháp này là bao nhiêu? Đây chính là câu hỏi mà thời gian qua thị trường muốn có được đáp án.
 
Thực tế, việc giữ ổn định tỷ giá trong thời gian dài là chính sách thành công của Ngân hàng Nhà nước. Tính từ quý IV/2011 tỷ giá dần đi vào ổn định. Tỷ giá không thay đổi trong suốt năm 2012 và chỉ điều chỉnh nhẹ vào giữa năm 2013. Trong cả năm 2014 tỷ giá cũng chỉ được điều chỉnh 1% và đến đầu tháng 1/2015, Ngân hàng Nhà nước công bố điều chỉnh giảm tỷ giá thêm 1% nữa.
 
Quan trọng hơn, việc ổn định tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước đã giúp thị trường tăng niềm tin với chính sách của cơ quan này và đối với tiền đồng. Mục tiêu của Ngân hàng Nhà nước năm nay là ổn định giá trị tiền đồng.
 
“Việc giữ ổn định tiền đồng là cần thiết, nhưng nếu giá phải trả cho việc duy trì niềm tin tiền đồng là quá lớn, chi phí để giữ ổn định tiền đồng lớn hơn so với việc phá giá thì Ngân hàng Nhà nước sẽ phải tính toán lại kịch bản cho phù hợp. Tất nhiên, việc phá giá tiền đồng phải được cân nhắc thiệt hại và lợi ích có được trên tổng hòa của cả nền kinh tế chứ không thể vì một “đứa con” nào đấy mà bỏ rơi lợi ích tổng thể”, ông Hiếu bình luận.
 
Thực tế, việc phá giá tiền đồng có lợi cho xuất khẩu, nhưng lợi ích thật sự đến đâu trong cuộc chơi “tiền” mà nhiều nước đang tham gia cũng là bài toán mà Việt Nam phải cân nhắc. Với dự trữ ngoại hối tính đến cuối năm 2014 khoảng 36 tỷ USD, Ngân hàng  Nhà nước có đủ khả năng để can thiệp và bình ổn thị trường trong ngắn hạn.
 
Nhưng trong dài hạn, một chính sách tỷ giá linh hoạt cần phải được thiết lập và chắc chắn 1% còn lại sẽ được Ngân hàng  Nhà nước sử dụng. Tuy nhiên, sử dụng vào thời điểm nào và  quota bao nhiêu lại phụ thuộc vào kịch bản mà cơ quan này lựa chọn.
 
Theo Trần Giang (Bizlive.vn)