Kinh tế

Không chỉ riêng trẻ nhỏ ngóng trung thu...

Với mỗi người Việt, trung thu là dịp Tết lớn thứ hai trong năm. Theo năm tháng, khi cuộc sống ngày một hiện đại hơn, thì ý nghĩa và giá trị văn hóa tết Trung thu cũng phát triển rộng hơn.

Sau những phút giây tất bật của cuộc sống, ai cũng ấp ủ trong lòng nỗi ước ao: Được ngồi bên gia đình, bạn bè, được thưởng thức một miếng bánh thơm lừng trong không khí đoàn viên. Sự ấm áp và ý nghĩa truyền thống của Trung thu như bù đắp cho tâm hồn con người giữa nhịp đời hối hả, để ta có dịp lắng đọng lại và yêu thêm gia đình, anh em, trân trọng thêm tình bằng hữu, nghĩa thâm giao…

Trung thu: Đâu chỉ riêng trẻ nhỏ ngóng chờ!

Càng gần đến ngày Trung thu, không khí rộn rịp chuẩn bị “về bên gia đình” càng trở nên náo nức. Thuở xưa, khi nước ta còn “thuần nông”, hàng xóm láng giềng không ngày nào không gặp mặt. Sự gắn kết giữa làng xã, anh em bạn bè, bà con thân hữu vô cùng chặt chẽ. Theo nhịp phát triển của xã hội, nhìn lại suốt cả một năm giữa bộn bề công việc, ngày nay mọi người dường như có rất ít dịp được thể hiện tình cảm với những người ình yêu mến, kính trọng. Không ít người cả năm chỉ về quê được đôi ba lần; hàng xóm tất tả theo giờ giấc đi làm, mãi đến cuối tuần mới kịp thấy mặt nhau. Không ít gia đình, con cái từ khi lập gia đình sống riêng, anh em ruột vẫn chỉ hỏi han nhau qua… mạng xã hội, qua điện thoại hay tin nhắn.

Lẽ thông thường, cái gì càng “thiếu”, con người càng nhận ra giá trị và càng nỗ lực giữ gìn. Trung thu cũng thế! Xưa, xuất phát điểm ban đầu, Trung thu là lễ hội để tạ ơn Trời Đất đã ban cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Mùa Trăng tháng Tám dần thành “lễ hội” của trẻ nhỏ, để rộn rịp với lồng đèn, với các trò chơi dân gian, với bánh dẻo và bánh nướng. Đến thời hiện đại, càng hối hả, người ta càng trân trọng ý nghĩa đoàn viên của Trung thu, xem đây như dịp Tết quan trọng thứ hai sau Tết Nguyên Đán, để có được sự lắng đọng, nghĩ đến người mình yêu quý nhất.
 

Trung thu là lúc về bên gia đình – Ảnh: Đình Tân


 Bởi lẽ ấy mà những năm sau này, Trung thu không còn chỉ là lễ hội đơn thuần cho trẻ nhỏ chơi đùa, rước đèn phá cỗ. Gần đến Trung thu, nhiều gia đình chủ động nhắc nhau: “Các con, các cháu nhớ về đông đủ!”. Ở các công ty, không khí “chúng ta là gia đình” cũng trở nên thật ấm áp, thân tình. Những hộp bánh Trung thu Ban giám đốc đặc biệt quan tâm, gửi đến nhân viên đã mang đến cho Trung thu thêm một tầng ý nghĩa mới, hơn cả ngày xưa.
 
Nâng tầm lễ hội Trung thu

Nhiều năm qua, trong tâm trí của không ít người dân từ thành thị đến nông thôn, khi thấy những quầy bánh Kinh Đô trang hoàng lung linh trên mọi nẻo đường thì cảm xúc mong ngóng Trung thu cũng bắt đầu dâng tràn.
 
Kinh Đô đã bền bĩ tạo không khí trung thu qua nhiều hoạt động ý nghĩa - Ảnh: Đình Tân
 
Kinh Đô là thương hiệu đã bền bỉ tạo nên không khí Trung thu một cách rõ nét theo từng năm, qua các dòng sản phẩm cũng như từng hoạt động ý nghĩa của mình. Chị Trúc Mai (giáo viên, quê ở Tiền Giang) chia sẻ: “Cứ xem tivi, thấy những hình ảnh của Kinh Đô bắt đầu chiếu là mình mong ngóng về quê. Những thông điệp gửi gắm như Trung thu là lúc về bên gia đình của Kinh Đô giản dị thôi, nhưng nhắc nhở mình về ý nghĩa thật sự của dịp Tết đoàn viên. Trung thu - đó không chỉ là ngày hội đùa vui của trẻ nhỏ, mà còn là dịp sum vầy của bao gia đình, là lúc mọi thành viên đều được thưởng thức không khí ấm cúng quây quần, rộn rã tiếng cười của con cháu trở về nhà, sau những ngày đi làm xa tất bật”.

Không dừng lại ở đó, xã hội ngày một phát triển, các mối quan hệ cũng ngày càng mở rộng hơn như một xu thế tất yếu. Chị Thùy Uyên (Quận 3) chia sẻ: “Dịp Trung thu, ý nghĩa của từ gia đình càng lúc càng được mở rộng ra. Ví như khi còn nhỏ, ta chỉ biết gia đình là ông bà, cha mẹ; nhưng lớn lên dần, sẽ có những lúc ta trân trọng vì tình cảm của đồng nghiệp trong công ty không khác nào người thân”.

Cùng với sự phát triển này, ý nghĩa của Trung thu cũng trở nên rộng lớn, thiêng liêng hơn. Đó trở thành nét đẹp văn hóa cần gìn giữ, thành dịp để tri ân tất cả những ai đã “như một gia đình”, sẻ chia cùng ta mọi ngọt bùi trong cuộc sống.

Ông Nguyễn Xuân Luân – Phó TGĐ Công ty Kinh Đô Bình Dương chia sẻ: “Nhiều năm qua, Kinh Đô đã dành hết tâm huyết để phát triển nâng tầm Tết trung thu trở thành một ngày Tết văn hoá thực sự của người Việt nói chung, và cả các cháu thiếu nhi nói riêng. Chúng tôi rất tự hào đã góp phần tạo được một cái Tết lớn thứ 2 trong năm sau Tết cổ truyền để người lớn có được cơ hội để thể hiện tình cảm với nhau và các cháu thiếu nhi sẽ là những người hạnh phúc nhất khi được vui chơi và thưởng thức hương vị trung thu cùng người thân”.
 
Theo Phan Anh