Kinh tế

Keangnam phải trả lại hơn 100 tỷ đồng phí bảo trì

Hạn chót để chủ đầu tư trả lại cho cư dân là 10/6, dù hai bên vẫn chưa thống nhất số phí phải trả là bao nhiêu.

Hạn chót để chủ đầu tư trả lại cho cư dân là 10/6, dù hai bên vẫn chưa thống nhất số phí phải trả là bao nhiêu.

 

Trước đó, hồi đầu tháng 5, khi thông tin rao bán tòa nhà Landmark 72 (nằm trong cùng khu phức hợp với 2 tòa chung cư) xuất hiện trên báo chí Hàn Quốc sau hàng loạt bê bối tại công ty mẹ, cư dân tại đây đã gửi đơn kêu cứu Thủ tướng vì lo mất số tiền phí bảo trì đã đóng. Đầu tuần trước, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã yêu cầu UBND TP Hà Nội kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền và quy định hiện hành, báo cáo Thủ tướng những vấn đề vượt thẩm quyền.

Cuối năm 2014, Keangnam Vina cho biết số tiền quỹ bảo trì đã thu được là 125 tỷ đồng. Tuy nhiên, cư dân không đồng tình và cho rằng, số tiền phí bảo trì đã nộp là hơn 160 tỷ đồng, chưa tính phần diện tích trung tâm thương mại chủ đầu tư đang giữ lại. Sau khi Ban quản trị tòa nhà đòi lại khoản tiền trên thì đến tháng 3/2015, Keangnam Vina gửi công văn đề nghị trả quỹ bảo trì mỗi năm 5 tỷ đồng và trả trong vòng 25 năm. Phương án này Ban quản trị không chấp nhận do số tiền trả hàng năm nhỏ hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng.

Trao đổi với VnExpress, đại diện Keangnam Vina cho biết trong cuộc họp chiều ngày 1/6, hai bên vẫn chưa đi đến thống nhất con số cuối cùng và phương thức thanh toán cụ thể. Cũng theo vị này, đây là một khoản tiền không nhỏ nên việc thanh toán khó có thể đúng hạn, tuy nhiên, chủ đầu tư sẽ nỗ lực hết sức để thu xếp. 

Chung cư Keangnam đi vào hoạt động năm 2011, với hơn 900 căn hộ cao cấp, giá bán trung bình 60 triệu đồng mỗi m2. Chung cư hiện có 70% diện tích để ở, còn lại được các chủ hộ dùng để cho thuê hoặc kinh doanh thương mại. Từ khi tòa nhà vận hành, đã có nhiều bất đồng giữa cư dân và chủ đầu tư về diện tích, mức phí gửi xe và một số dịch vụ khác...
 
>> Keangnam được phép bán tòa nhà Landmark 72
Theo Ngọc Tuyên (VnExpress.net)