Kinh tế

Hà Tĩnh: Lợn, tôm chết như ngả rạ vì bão, thiệt hại không kể xiết

Cả năm trời đổ công, đổ sức dồn hết vốn liếng vào chăn nuôi lợn, khai hoang đào hồ nuôi tôm. Khi thành quả lao động gần đến ngày thu hoạch thì cơn bão số 10 đến và mang đi tất cả.

Cả năm trời đổ công, đổ sức dồn hết vốn liếng vào chăn nuôi lợn, khai hoang đào hồ nuôi tôm. Khi thành quả lao động gần đến ngày thu hoạch thì cơn bão số 10 đến và mang đi tất cả.

Hai ngày sau khi cơn bão lịch sử quét qua Hà Tĩnh, ngày 17.9, PV Dân Việt có mặt tại xã Cẩm Dương, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh).

ha tinh: lon, tom chet nhu nga ra vi bao, thiet hai khong ke xiet hinh anh 1

300 con lợn của chị Vương Thị Minh Nga bị chết do bão.

Nhìn đàn lợn chết thảm sau bão, bà Vương Thị Minh Nga ở thôn Bắc Thành, xã Cẩm Dương ngấn lệ: “Gia đình tôi đầu tư mô hình nuôi 300 con lợn nái, nhưng vào tháng 5.2017, giá lợn rớt thê thảm, lợn con đẻ ra không bán được. Tôi cầm cự nuôi thành lợn thương phẩm đến nay cả đàn gần 1.000 con. Trước khi bão số 10 vào, gia đình tôi đã gia cố toàn bộ hệ thống chuồng trại nhưng gió quá mạnh đã cuốn phăng toàn bộ 1.000 tấm fibro xi măng lợp trên mái đè chết hơn 300 con lợn. Nhìn xót quá anh ơi”.

ha tinh: lon, tom chet nhu nga ra vi bao, thiet hai khong ke xiet hinh anh 2

Nếu tới đây không được hỗ trợ vay vốn, có lẽ bà Nga khó tái đàn sau cơn bão dữ

Được biết, trang trại nuôi lợn của gia đình chị Nga có diện tích hơn 3ha với 4 khu chuồng. Tại trang trại, ngoài số lợn chết đã được tiêu hủy thì số ít còn lại bị thương hoặc bị cảm nằm thoi thóp. “Chưa kể cơ sở vật chất 300 con lợn thương phẩm bị chết phải tiêu hủy và số lợn phải tiêu hủy khiến gia đình tôi mất đứt hơn 1 tỷ đồng. Nếu tới đây không được hỗ trợ hay hỗ trợ vay vốn thì không thể tái sản xuất được nữa...”- bà Nga cho biết thêm.

Không chỉ trang trại nuôi lợn của bà Vương Thị Minh Nga thiệt hại nặng sau bão số 10 vừa qua mà cơ sở nuôi lợn của ông Nguyễn Tiến Sơn ở xóm 2 xã Cẩm Sơn, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh cũng rơi vào thảm cảnh tương tự.

ha tinh: lon, tom chet nhu nga ra vi bao, thiet hai khong ke xiet hinh anh 3

Bà Chu Thị Thanh Thủy-Chủ tịch UBND xã Cẩm Dương (áo đen) đến kiểm tra và động viên gia đình chị Nga sau bão số 10.

Chia sẻ với PV, ông Sơn cho biết: “Gia đình tôi nuôi lợn với mô hình 800 con. Năm nay lợn xuống giá khiến người chăn nuôi thất thu. Nhưng đã đầu tư chuồng trại nên không thể bỏ nghề được. Với 7 chuồng cả giống và cơ sở vật chất đầu tư gần 8 tỷ đồng. Nay cơn bão số 10 quét qua làm sập 3 chuồng, tôn, ngói rơi xuống chuồng chết 500 con, thiệt hại hơn tỷ đồng”.

Bà Chu Thị Thu Thủy-Chủ tịch UBND xã Cẩm Dương cho biết: “Chị Nga là một trong những hộ gia đình bị thiệt hại nặng nhất trên địa bàn xã bởi cơn bão số 10. Ngay sau khi nhận được thông tin, hơn 300 con lợn của trang trại chị Nga bị mái nhà rơi xuống chết sạch, chính quyền địa phương đã tổng hợp phối hợp với cơ quan chức năng giúp gia đình tiêu hủy số lợn chết trên và đề xuất lên cấp trên có phương án hỗ trợ phần nào”.

Người nuôi tôm khóc

Cơn bão số 10 đổ bộ, sóng biển dữ dội cao gần 6m đã phá vỡ hơn 400m bờ đê khiến hàng chục hồ tôm của người dân ở xã Kỳ Nam và xã Kỳ Phương của thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) bị hòa trong nước mặn, ngọt, mưa, gây thiệt hại hàng chục tỷ đồng.

Ghi nhận của PV Dân Việt tại khu vực nuôi tôm của Công ty Grobest Hà Tĩnh ở xã Kỳ Nam và Kỳ Phương cho thấy một cảnh tượng hoang tàn, ngổn ngang. Một đoạn đê dài hơn 400m để bảo vệ khu vực nuôi tôm đã bị sóng biển đánh bay. Nhiều hồ nuôi tôm bị san phẳng hoàn toàn. Hệ thống quạt nước, mô tơ, dàn sục khí bị sóng biển đánh trôi ngôn ngang. Anh Mai Xuân Thuấn - Quản lý tại khu vực nuôi tôm của Công ty Grobest Hà Tĩnh ở xã Kỳ Nam lắc đầu ngao ngán: “Bão đổ bộ với sóng biển cao 6m rất dữ dội đã phá tan hệ thống đê dài 400m. Đê vỡ khiến nước biển tràn vào san bằng toàn bộ khu vực nuôi tôm”.

ha tinh: lon, tom chet nhu nga ra vi bao, thiet hai khong ke xiet hinh anh 4

Những cánh đồng tôm của người dân ở xã Kỳ Nam và Kỳ Phương (thị xã Kỳ Anh) bị bão phá tan hoang.

“Khu vực nuôi tôm của chúng tôi có 28 hồ, tất cả đều nuôi tôm được 2,5 tháng rồi, sắp đến kỳ thu hoạch thì bão vào xem như mất trắng khoảng 60 tấn tôm thương phẩm. Với giá thị trường như bây giờ, chúng tôi mất hơn 10 tỷ đồng. Chưa kể, nhiều hồ tôm bị san phẳng giờ phải thuê máy mọc đào đắp lại từ đầu. Rồi hệ thống máy móc nữa. Giờ để nuôi lứa mới sẽ rất khó khăn và tốn kém hàng chục tỷ đồng”- anh Thuần cho hay.

Không chỉ ở khu vực nuôi tôm ở xã Kỳ Nam mà tại khu vực xã Kỳ Phương cũng bị sóng biển cuốn trôi, 25 hồ tôm thương phẩm của người dân đã thả tôm gần thu hoạch bị nước biển tràn khiến tôm ra hết hàng loạt.

Theo Quỳnh Nga-Hữu Anh (Dân Việt)