Kinh tế

Giá nhà ở VN tăng quá mức chịu đựng của người lao động

Cần hành lang pháp lý đồng bộ để thị trường bất động sản (BĐS) phát triển bền vững, trong đó cơ bản là phải sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai để người dân được thực hiện quyền có chỗ ở ổn định và hợp pháp.

Cần hành lang pháp lý đồng bộ để thị trường bất động sản (BĐS) phát triển bền vững, trong đó cơ bản là phải sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai để người dân được thực hiện quyền có chỗ ở ổn định và hợp pháp.

Giá nhà ở VN tăng quá mức chịu đựng của người lao động
 

“Điều đó cho thấy giá nhà ở Việt Nam cao quá sức chịu đựng so với đại bộ phận người lao động có mức thu nhập trung bình thấp trong toàn xã hội” - ông Châu nói.

Bên cạnh đó, những doanh nghiệp làm nhà ở xã hội thì không được hưởng sự hỗ trợ từ chính sách. Trong khi đó, ở Hàn Quốc có loại hình nhà ở xã hội cho thuê suốt đời với diện tích từ 30 m2 trở xuống. Nếu đối tượng này thoát nghèo thì có thể trả lại căn nhà diện tích nhỏ và tiếp tục thuê loại nhà có thời hạn thuê trong vòng 50 năm nhưng có diện tích lớn hơn. Thậm chí sau đó họ tiếp tục thoát nghèo nữa thì có thể thuê loại nhà 30 năm và có diện tích lớn hơn nữa.

“Đây có thể là những kinh nghiệm mà chúng ta hoàn toàn có thể nghiên cứu và học hỏi” - ông Châu gợi ý.

Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty BĐS Đất Lành, đánh giá những người lao động nghèo khó có thể mua nhà bởi quỹ nhà ở xã hội phần lớn dành cho công chức, viên chức; gói 30.000 tỉ đồng cũng dành cho người thu nhập trung bình. Do vậy người nghèo “đang bị bỏ rơi”.

Đại diện Ban Kinh tế Trung ương cho biết các ý kiến đóng góp của HoREA và cộng đồng doanh nghiệp BĐS tại TP.HCM sẽ được tham mưu cho Chính phủ.

Theo Thùy Linh (Pháp Luật TP.HCM)