Kinh tế

Dự án tỉ đô "Nội Bài 2", doanh nghiệp tư nhân hàng đầu sẽ vào cuộc?

Tổng vốn cho dự án mở rộng sân bay Nội Bài là 5,5 tỷ USD, trong đó 2 tỷ USD đền bù giải phóng mặt bằng và 3,5 tỷ USD xây dựng các hạng mục chính.

 
Tổng vốn cho dự án mở rộng sân bay Nội Bài là 5,5 tỷ USD, trong đó 2 tỷ USD đền bù giải phóng mặt bằng và 3,5 tỷ USD xây dựng các hạng mục chính.
 
Xã hội hoá dự án tỉ đô "Nội Bài 2", những doanh nghiệp tư nhân hàng đầu sẽ vào cuộc?
 

Chính vì vậy, Cảng kế hoạch mở rộng, nâng công suất sân bay là việc cấp bách. "Tuy nhiên, để nâng công suất của Nội Bài thêm 25 triệu hành khách/năm nữa thì đây sẽ là dự án Long Thành thứ hai và còn khó khăn hơn dự án xây dựng CHK Long Thành bởi quỹ đất theo quy hoạch phải mở rộng xuống phía nam mới bảo đảm được đường cất-hạ cánh độc lập nhưng hiện nay dân cư dày đặc, việc giải phóng mặt bằng sẽ rất khó khăn", ông Thanh nói.

Ông Thanh cho biết, theo Quy hoạch vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì việc mở rộng sẽ được xây dựng đối diện với sân bay Nội bài hiện nay (lật qua đại lộ Võ Nguyên Giáp) với diện tích 720 ha thuộc 3 xã Phú Minh, Phú Cường, Mai Đỉnh của huyện Sóc Sơn.

Chi phí giải phóng mặt bằng, đền bù và xây dựng khu tái định cư cho người dân dự kiến khoảng 2 tỷ USD (tính theo thời giá năm 2015).

Chi phí xây dựng các hạng mục chính của "Nội Bài 2" (đường lăn, sân đỗ, khu nhà ga, đèn chiếu sáng..." khoảng 78.000 tỷ đồng (khoảng 3,5 tỷ USD) và sẽ thực hiện theo hình thức xã hội hoá.

Hình thức xã hội hoá có nghĩa, sẽ có nhiều doanh nghiệp tư nhân tham gia dự án, và với tổng vốn 5,5 tỷ USD (cả đền bù và xây dựng), sẽ đòi hỏi sự tham gia của những doanh nghiệp xây dựng hàng đầu trên thị trường với tiềm lực tài chính khổng lồ.

Việc xã hội hoá dự án có thể sẽ giúp "Nội Bài 2" được triển khai nhanh hơn nhiều so với dự án có quy mô vốn tương đương là Sân bay Long Thành (5,45 tỷ USD). Mới đây, Uỷ ban Kinh tế cho rằng, để đảm bảo khởi công và hoàn thành giai đoạn I đúng thời gian theo Nghị quyết Quốc hội, cần ban hành cơ chế đặc thù về thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để sớm triển khai dự án.

Chủ nhiệm uỷ ban Nguyễn Văn Giàu lo ngại, nếu sân bay Long Thành triển khai dự án theo các quy định hiện hành thì giai đoạn I sẽ bị chậm khoảng 5 năm so với nghị quyết, tức đến 2023 mới khởi công.

Cục Hàng không Việt Nam đã tiến hành lấy ý kiến các địa phương về việc xây dựng này và đến nay các địa phương đều đồng ý. Ngay sau khi xây dựng xong kế hoạch chi tiết, phối hợp cùng TP. Hà Nội, Cục Hàng không sẽ tiến hành báo cáo lên Chính phủ.

Theo Minh Quân (Cafebiz.vn)