Kinh tế

Doanh nghiệp Việt nộp thuế cao nhất khu vực, chi phí đóng bảo hiểm cao gấp 3 Phillippines, 4 Indonesia

Báo cáo VCCI cũng chỉ ra Việt Nam quy định đóng bảo hiểm ở mức 32,5% mức lương tháng trong đó DN đóng 22%, người lao động đóng 10,5%. Trong khi Malaysia chỉ đóng BHXH 13%, Phillippines 10%, Indonesia 8%.

Báo cáo VCCI cũng chỉ ra Việt Nam quy định đóng bảo hiểm ở mức 32,5% mức lương tháng trong đó DN đóng 22%, người lao động đóng 10,5%. Trong khi Malaysia chỉ đóng BHXH 13%, Phillippines 10%, Indonesia 8%.

Bộ trưởng Bộ Tài chính: Doanh nghiệp Việt nộp thuế cao nhất khu vực, chi phí đóng bảo hiểm cao gấp 3 Phillippines, 4 Indonesia

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết thời gian qua đã tổ chức hơn 1000 cuộc đối thoại; trả lời hàng chục nghìn kiến nghị của doanh nghiệp gửi tới. Bên cạnh đó, Bộ cũng đẩy mạnh các giải pháp hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp,...

Trả lời kiến nghị giảm gánh nặng thuế của Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Nguyễn Văn Thân, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, chi phí thuế của doanh nghiệp Việt Nam ở mức cao nhất khu vực là đúng, nhưng chủ yếu do phần nghĩa vụ này tính cả thuế thu nhập doanh nghiệp và phần đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

So với các nước cùng khu vực, chi phí thuế của Việt Nam thậm chí còn thấp hơn, nhưng tỷ lệ đóng bảo hiểm cao hơn nhiều. Người đừng đầu Bộ Tài chính cũng cho biết, sẽ tiếp tục xây dựng phương án để cắt giảm chi phí, tăng khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp.

Báo cáo VCCI cũng chỉ ra Việt Nam quy định đóng bảo hiểm ở mức 32,5% mức lương tháng trong đó DN đóng 22%, người lao động đóng 10,5%. Trong khi Malaysia chỉ đóng BHXH 13%, Phillippines 10%, Indonesia 8%.

Tỷ lệ đóng bảo hiểm giữa DN và người lao động ở Việt Nam cũng khác xa, trong khi nhiều nước quy định doanh nghiệp và người lao động đóng bằng nhau, mỗi bên 50%. Điều đáng nói là với chi phí như vậy đòi hỏi người lao động phải tạo ra một giá trị nhất định thì DN mới có thể tồn tại được, tức là năng suất lao động phải đặt ở mức đủ cao.

Trong khi đó, theo nghiên cứu của Tổ chức lao động Thế giới, năng suất lao động của Việt Nam thấp hơn Singapore tới 16 lần, thấp hơn Nhật Bản 11 lần và Hàn Quốc 10 lần. Nhưng năng suất lao động thấp rõ ràng không hoàn toàn nằm trong khả năng kiểm soát của doanh nghiệp.

Các vấn đề khác liên quan đến thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, miễn kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa chuyển phát nhanh cũng được Bộ trưởng cho biết sẽ xem xét, tiếp thu và xử lý trên tinh thần tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp.

Thời gian tới Bộ sẽ tập trung cải cách hành chính, cầu thị lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp để hoàn thiện các chính sách về tài chính để tạo môi trường thuận lợi nhất cho doanh nghiệp đầu tư, sản xuất, kinh doanh.

Bộ trưởng cũng trả lời các kiến nghị về giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng xe ô tô nhập khẩu; thuế xuất khẩu các mặt hàng xi măng, thép, tôn, dây điện; áp dụng thuế với máy móc nông nghiệp chuyên dùng,... do VCCI gửi trước thềm Hội nghị.

Về ý kiến của các Hiệp hội, doanh nghiệp nêu tại Hội nghị, Bộ Tài chính tiếp thu và nghiên cứu điều chỉnh hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định.

Bộ Tài chính cam kết tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp và mong muốn doanh nghiệp tuân thủ pháp luật về thuế, hải quan, chủ động vươn lên phát triển bền vững.

Theo Thảo Nguyên (Thời Đại)